logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Phong trào Cần Vương: Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả

Admin FQA

28/01/2023, 15:21

11279

Phong trào Cần Vương - Một trong những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra vào cuối thế kỷ 19 do các văn, sĩ phu khởi xướng. Đây cũng là một trong những phần kiến thức Lịch sử lớp 11 hay xuất hiện trong các đề thi. Có khá nhiều các câu hỏi trắc nghiệm xung quanh phong trào này. 

Cùng Admin tổng hợp lại các kiến thức quan trọng của phong trào Cần Vương để trả lời đúng 100% những câu hỏi trắc nghiệm về nội dung này ngay nhé!

Phong trào Cần Vương bắt nguồn từ cuộc phản công phe chủ chiến ở kinh thành Huế (5/7/1885) của Vua Hàm Nghi bị thất bại. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp Vua cứu quốc. 

Cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

Phong trào yêu nước Cần Vương nổi tiếng vào Thế kỷ 19

Giai đoạn 1(1885 - 1988): Phong trào diễn ra với danh nghĩa Cần Vương

  • Ban đầu, “Triều đình Hàm Nghi” với sự ủng hộ của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp để Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển vào hoạt động ở vùng rừng núi Quảng Bình; sau đó vượt Trường Sơn, sang đất Hạ Lào đến vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Đây là trang sử oanh liệt hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình cuối cùng đã đầu hàng kẻ thù. Để đấu tranh lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định phá vòng vây đi gây dựng lực lượng khởi nghĩa ở Thanh Hoá, rồi sang Trung Quốc. 
  • Tháng 12/1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert) , Đồng Khánh xuống 1 thư dụ đầu hàng, song không một ai trong “Triều đình Hàm Nghi" chịu bỏ súng, đầu hàng. Chính lúc này, tinh thần yêu nước của quân dân Việt Nam dâng cao hơn bao giờ hết. Đã có nhiều cuộc nổi dậy hơn thế dưới ngọn cờ Cần Vương. 
  • Trong thời gian đầu kháng chiến, phong trào Cần Vương trải khắp từ vùng trung ra Bắc và Nam Kỳ. 
  • Ở Trung Kỳ. Trước hết là Quảng Bình với Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân lãnh đạo; ở Quảng Nam là Trần Quang Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu khởi xướng; Quảng Ngãi có cuộc khởi nghĩa với sự lãnh đạo của Lê Trung Đình; Bình Định là Mai Xuân Thưởng. 
  • Bắc Kỳ cũng có những cuộc nổi dậy lớn như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, . .. Đặc biệt, xứ Bắc Kỳ cũng đang hình thành nhiều cuộc nổi dậy có tính đấu tranh mạnh và có uy tín như” Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hoá; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh)...

Giai đoạn 2 (1888 - 1996): Vua Hàm Nghi đã bị bắt giữ, các cuộc đấu tranh vẫn diễn ra dưới sự lãnh đạo của văn sĩ phu yêu nước

Giai đoạn này tiếp tục nổ ra các cuộc đấu tranh lẻ tẻ, vẫn chưa có cuộc phối hợp, thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa đều không có sự nhất quán về tổ chức, đồng thời không có một lãnh đạo chung. 

Dù vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển

  • Đêm 01/11/1888, vì sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị giặc bắt giữ tại vùng núi Tuyên Hoá (Quảng Bình). Ông bị lưu đày sang Angiêri, cái kết đáng buồn cho một vị vua yêu nước. 
  • Việc này khiến số lượng các cuộc nổi dậy có giảm bớt, tuy nhiên vẫn phát triển trở thành những trung tâm cách mạng lớn. 
  • Tại Thanh Hóa, dưới sự tấn công dài ngày đầu tháng 01/1887 của 3000 quân Pháp, cứ điểm Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng bị san bằng. Hai người quyết định mở đường máu đến căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo hướng đã định. Nhiều tháng chiến đấu liên tiếp, thắng những trận lớn, nhưng cuối cùng vẫn phải rút khi Mã Cao lại tan vào mùa thu 1887. 
  • Cũng dưới sự chỉ huy của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự giúp đỡ của các thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình tiếp tục được thổi bùng. Đó là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, cho tới năm 1892. 
  • Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885. Với phương thức du kích, hoạt động bí mật và thuận theo tự nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy. Mặc dù không có những trận chiến dữ dội như ở Ba Đình nhưng cũng làm cho quân Pháp nhiều tổn thất. 
  • Cuộc khởi nghĩa nổi tiếng nhất và dai dẳng suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi nghĩa trước của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự giúp đỡ của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, . .. đã tổ chức cuộc khởi nghĩa này có quy mô rộng lớn nhất và đặc sắc nhất thời Cần Vương. 
  • Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng các công sự to và mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang) kết hợp lối du kích với cách đánh theo trận địa cố định trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã làm cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hi sinh lúc mới 30 tuổi là người có biệt tài chế tạo súng trường theo kiểu năm 1874 của Pháp. 

Cũng trong giai đoạn này, để có thể đẩy lùi các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, thực dân Pháp phải sử dụng một lực lượng quân sự lớn. Trong đó không bao gồm 3000 ngụy quân của Nguyễn Thân đã vượt qua tất cả quân số và vũ khí khi chúng đánh thành Ba Đình. 

Những chiến thắng của Phan Đình Phùng trong trận đánh thành Hà Tĩnh, giết được Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3/1893, trận vây hãm Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 đều là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc bấy giờ. 

Cuối cùng Phan Đình Phùng đã bị giết tại núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28/12/1895. Với chiến thắng này, Thực dân Pháp đã tiêu diệt 23 bộ tướng của Phan Đình Phùng, đồng thời chấm dứt , những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương.

Một trong những phần mà các em khi làm bài kiểm tra thấy lấn cấn là việc lực lượng tham gia xuyên suốt phong trào Cần Vương là những ai. Ngoài những tên tuổi nổi bật trong từng đợt khởi nghĩa, thì lực lượng lãnh đạo và tham gia chiến đấu trong phong trào Cần Vương bao gồm:

  1. Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước.
  2. Lực lượng tham gia: Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông dân,..
  • Giai đoạn 1: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
  • Giai đoạn 2: Các sĩ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.

Trong phong trào Cần Vương việc trả lời người lãnh đạo là ai khá lấn cấn. Các em phải hiểu, đây là cuộc khởi nghĩa do Vua Hàm Nghi kêu gọi để chống lại Thực dân pháp. Phong trào bắt đầu qua chiếu Cần Vương được ban bố khắp cả nước và diễn ra vào những năm 1885 đến năm 1896.

Phong trào Cần Vương nổ ra trên cả nước với nhiều cuộc khởi nghĩa khác nhau

Gọi chung là phong trào Cần Vương, nhưng có rất nhiều cuộc khởi nghĩa quy mô nhỏ và riêng rẽ mang tính chất địa phương. Phong trào diễn ra ở rộng khắp các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. Mỗi phong trào tại mỗi nơi sẽ do những người khác nhau lãnh đạo. Chẳng hạn như: 

  • Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, 
  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, 
  • Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo, … 

Có thể nói, phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Ngay khi chiếu Cần Vương được ban bố, nông sĩ phu trên khắp cả nước đã cùng hợp lực để giúp Vua. Tôn Thất Thuyết dưới danh nghĩa Vua Hàm Nghi đã 2 lần ban chiếu Cần Vương: ngày 13 tháng 7 năm 1885, chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Sau đó, khi Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh), đã tiếp tục xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885.

Các cuộc đấu tranh đều do sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước. Những cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp các tỉnh Bắc và Trung Kỳ

Một trong những phần nổi bật của phong trào yêu nước Cần Vương là hình thức đấu tranh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại khó tránh khỏi của phong trào này. Các hình thức đầu tranh trong phong trào Cần Vương có thể kể đến như: 

  1. Vận động cải cách, canh tân đất nước.
  2. Cầu viện bên ngoài để tiến hành bạo động vũ trang.
  3. Bất bạo động, bất hợp tác.
  4. Khởi nghĩa vũ trang.

 

 

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn

Kết quả

Ba Đình

1885 – 1887

Đinh Công Tráng

Trung Kỳ: Thanh Hóa

Thất bại

Hùng Lĩnh

1886 - 1892

Tống Duy Tân

Trung Kỳ, Tây Bắc Sông Đà

Bãi Sậy

1885 – 1892

Nguyễn  Thiện Thuật

Bắc Kỳ: Hưng Yên

Hương Khê

1885 - 1896

Phan Đình Phùng

Trung Kỳ: Hà Tĩnh

 

 

Với việc diễn ra lẻ tẻ, không có sự thống nhất, phong trào Cần Vương thất bại là điều tất yếu. Tuy vậy, đây vẫn là phong trào thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc. Đồng thời cũng tạo nên nhiều kết quả đáng kinh ngạc. Chẳng hạn như:

  1. Gây cho địch nhiều tổn thất
  2. Làm chậm bước bình định quân sự và thiết lập bộ máy thống trị của Pháp, 
  3. Cổ vũ tinh thần to lớn cho những trào lưu dân tộc chủ nghĩa mới ra đời trong những thập kỉ đầu của TK XX.

Về phần nguyên nhân thất bại, các em cần làm một bài phân tích cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương. 

Nguyên nhân tạo nên sự thất bại của phong trào Cần Vương

  1. Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân chính là sự lãnh đạo chỉ có tính cục bộ. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất phát, khi họ bị bắt giữ hay tiêu diệt thì nghĩa quân đầu hàng hoặc tan rã. 
  2. Thiếu sự tập hợp và phương thức lãnh đạo. Phong trào Cần Vương còn chưa hội tụ và liên kết lại trở thành một khối thống nhất; không có phương hướng hành động cũng như cương lĩnh chính trị nào đủ mạnh mẽ để đánh Pháp. 
  3. Quan hệ với nông dân. Những cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương không lấy được sự ủng hộ từ dân chúng vì gốc rễ đều không bắt nguồn từ nông dân. Một số đạo quân còn đi cướp của giáo dân. 
  4. Mâu thuẫn với công giáo. Việc mâu thuẫn với Công giáo của quân Cần Vương buộc các giáo dân phải biết phòng vệ bằng cách liên kết thông đồng với thực dân Pháp. Theo ước tính của người Pháp thì có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương sát hại. 
  5. Mâu thuẫn sắc tộc. Sự thất bại của chính sách sa thải các quan chức Việt và trao họ quyền tự quyết khiến những sắc dân này đã nghiêng sang phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng và Thổ đều đã cắt đường tiếp tế của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh chống khủng bố có hiệu quả. 
  6. Vũ khí. Với vũ khí thiếu thốn, thô sơ, quân Cần Vương khó có thể đối mặt với vũ khí tối tân của quân đội Pháp. 
  7. Lực lượng chênh lệch. Lực lượng của phong trào Cần Vương rất chênh lệch so với đạo quân hùng hậu của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào các điểm yếu, sơ hở của kẻ thù; không đủ sức tiến hành cuộc chiến trực diện với lực lượng của đối phương. 
  8. Tinh thần chiến đấu. Việc không có lãnh đạo từ chính quyền khiến tinh thần chiến đấu của nghĩa quân nhanh chóng suy yếu. Ngoài những thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, còn có khá nhiều người lãnh đạo nhanh chóng chịu hàng bởi sự bất lợi trong lực lượng. 

Có thể nói, tất cả những nguyên nhân trên là lý do khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã. Để làm tốt đề thi môn Lịch sử các em cần ghi nhớ đầy đủ các thông tin ở trên. Bây giờ, hãy cùng Admin kiểm tra lại phần kiến thức ở trên cùng 20 câu hỏi trắc nghiệm về phong trào Cần Vương nhé.

Câu 1. Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của những lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước trong triều đình nhà Nguyễn

B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân cả nước

C. Một số trí thức yêu nước và nhân dân Trung Kì

D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu ở Bắc Kì

Câu 2. Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là

A. Phan Thanh Giản      

B. Tôn Thất Thuyết

C. Vua Hàm Nghi       

D. Nguyễn Văn Tường

Câu 3. Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng để chống lại các cuộc tiến công của Pháp

C. Bổ sung lực lượng quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch phản công quân Pháp

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là

A. kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến dưới sự chỉ đạo của triều đình

B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến

C. kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội

D. tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp

Câu 5. Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi ở những địa phương nào?

A. Trung Kì và Nam Kì       

B. Bắc Kì và Nam Kì

C. Bắc Kì và Trung Kì       

D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì

Câu 6. Trong giai đoạn 1885 - 1888, phong trào Cần vương đặt dưới sự chỉ huy của

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Dịch

Câu 7. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?

A. Tuynidi       

B. Angiêri

C. Mêhicô       

D. Nam Phi

Câu 8. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

A. bị thực dân Pháp đàn áp

B. chỉ hoạt động cầm chừng

C. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ

D. tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành những trung tâm lớn

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

A. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp

B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự liên kết thống nhất

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 10. Phong trào Cần vương mang đặc điểm của

A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

A. khởi nghĩa Hương Khê       

B. khởi nghĩa Hùng Lĩnh

C. khởi nghĩa Ba Đình       

D. khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)do ai lãnh đạo?

A. Đinh Công Tráng       

B. Nguyễn Thiện Thuật

C. Phan Đình Phùng       

D. Đinh Gia Quế

Câu 13. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng

B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế

C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn

D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Cao Điền và Tống Duy Tân

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 15. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê

B. khởi nghĩa Yên Thế

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh

D. khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 16. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp nhằm

A. hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

B. chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống

C. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

D. chống lại công cuộc đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp

Câu 17. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là

A. công nhân       

B. nông dân

C. các dân tộc sống ở miền núi       

D. nông dân và công nhân

Câu 18. Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân của Đề Nắm đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?

A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng

B. Phủ Lạng Thương

C. Tiên Lữ (Hưng Yên)

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương

Câu 19. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Đề Nắm      

B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực       

D. Phan Đình Phùng

Câu 20. Khởi nghĩa nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình, giành chính quyền về tay nhân dân

C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương

D. Là phản ứng của nhân dân trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

=> Đáp án

  1. B
  2. B
  3. A
  4. B
  5. C
  6. B
  7. B
  8. D
  9. C
  10. A
  11. A
  12. B
  13. A
  14. D
  15. B
  16. B
  17. B
  18. B
  19. B
  20. C

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về phong trào Cần Vương và những câu hỏi liên quan. Các em hãy ôn tập ghi nhớ để có thể đạt điểm 10 môn Lịch sử nhé! 

Học sử không khó, chỉ cần có đam mê!

 

Bài viết liên quan
new
1 phút nắm trọn cách sử dụng câu với "Now"

Trong thế giới của các trạng từ chỉ thời gian, từ “now” chắc chắn là một trong những từ đầu tiên chúng ta tiếp xúc và nhớ mãi. Nhưng liệu khi nào chúng ta nên sử dụng từ này và nó đại diện cho thì nào? Hãy cùng FQA.vn khám phá ngay về “now” và cách sử dụng nó một cách chính xác và linh hoạt nhất trong các câu. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ cảnh sử dụng của từ “now”, mà còn giúp nâng cao khả năng diễn đạt của bạn trong giao tiếp tiếng Anh!

Admin FQA

25/04/2024

new
Top 4 web tra phiên âm tiếng Anh miễn phí và chính xác nhất

Đã bao giờ bạn đã cảm thấy tự ti khi phát âm sai một từ và không được ai sửa chữa? Hay khi những từ cùng chữ vẫn lại được phát âm khác nhau, liệu có khiến bạn bối rối không? Nếu câu trả lời là có, thì bạn không phải một mình. Đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá thế giới của các từ điển trực tuyến, giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn hảo hóa phát âm tiếng Anh của mình! Dưới đây là bốn nguồn tài nguyên trực tuyến được FQA.vn đánh giá cao, mang lại cho bạn những tính năng độc đáo và hữu ích trong quá trình học tập.

Admin FQA

25/04/2024

new
Những điều cần biết về kì thi IOE

Tìm hiểu về cuộc thi IOE tiếng Anh với FQA.vn! Đăng ký tài khoản và khám phá tri thức, cơ hội thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng tiếng Anh. Đừng bỏ lỡ! Hãy khám phá chi tiết về cuộc thi IOE tiếng Anh, nơi mà các bạn học sinh sẽ được đắm chìm trong các vòng thi hấp dẫn. FQA.vn sẽ giúp bạn hiểu hết về quy trình đăng ký tài khoản, mở ra cánh cửa khám phá tri thức đầy màu sắc và hứng thú. IOE sẽ mang đến cơ hội cho các bạn học sinh thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng tiếng Anh của mình.

Admin FQA

25/04/2024

new
Tất tần tật về Câu hỏi đuôi: Định nghĩa, cách sử dụng và ví dụ

Bạn đã biết câu hỏi đuôi là gì chưa? Đừng lo lắng về vấn đề này nữa! FQA.vn sẽ chỉ cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Bạn có biết câu hỏi đuôi là gì không? Chúng là những câu hỏi thêm vào cuối câu để xác nhận hoặc nhấn mạnh điều gì đó. Vấn đề này khiến nhiều người cảm thấy bối rối vì có nhiều cách sử dụng khác nhau. Nhưng đừng lo, trang web FQA.vn có bài viết chi tiết về chủ đề này. Họ sẽ giải thích rõ ràng về cấu trúc và cách sử dụng của câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Hãy cùng đọc và thử thực hành để hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

25/04/2024

new
Câu cầu khiến trong tiếng Anh: Định nghĩa, phân loại, cách sử dụng và ví dụ

Muốn hiểu sâu về cấu trúc câu cầu khiến tiếng Anh? FQA.vn đã sẵn sàng giải thích chi tiết, giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ này. Khám phá ngay! Hiện nay, việc hiểu về cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh là rất quan trọng. Tuy nhiên, cấu trúc này có nhiều dạng khác nhau, gây khó khăn cho người học. Trong bài viết này, FQA.vn sẽ giải thích một cách chi tiết nhất về cách sử dụng câu cầu khiến trong tiếng Anh. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm kiến thức và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Hãy cùng tham khảo để nắm vững chủ đề này!

Admin FQA

25/04/2024

new
Những điều cần phải biết về cấu trúc Not only But also

"Not only but also" là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đầy mê hoặc, tồn tại với sự phổ biến không hề nhỏ, đặc biệt là trong các bài thi học thuật. Đây không chỉ là một chủ đề ngữ pháp phức tạp mà còn là điểm nhấn thú vị đối với những ai muốn vươn xa hơn trong việc hiểu sâu về ngôn ngữ. Hãy cùng FQA khám phá cách sử dụng và ý nghĩa chi tiết của cấu trúc "Not only but also" trong bài viết dưới đây.

Admin FQA

25/04/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved