logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Tần Thủy Hoàng: Vị vua tàn bạo hay minh quân vĩ đại?

Admin FQA

22/07/2024, 16:56

262

Nhắc đến những ông vua tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Quốc, không ai không biết đến cái tên Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng, bên cạnh “danh xưng” là hoàng đế máu lạnh bậc nhất, ông cũng đồng thời được biết đến là con người toàn tài và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Hoa với công trạng lật đổ 6 nước chư hầu và thống nhất toàn vẹn giang sơn, mở ra kỷ nguyên phát triển hùng mạnh cho Trung Quốc sau này.

Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính (18 tháng 2 năm 259 TCN – 10 tháng 9 năm 210 TCN), hay còn được gọi là Tần Thuỷ Tổ Võ Hoàng Đế, tên huý là Chính, tính Doanh, thị Triệu hoặc Tần, là vị vua thứ 31 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.

Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là “Hoàng Đế” và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế – Hoàng đế đầu tiên.

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 31 của nước Tần, trong lịch sử Trung Quốc và là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi mang quân chinh phạt và đánh bại 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc tranh hùng bởi các quốc gia nhỏ từ thế kỷ V TCN. 

Doanh Chính đăng cơ vào năm 13 tuổi, vì còn nhỏ tuổi, nên quần thần thống nhất, quyền nhiếp chính sẽ là nằm trong tay trọng phụ Lã Bất Vi. Chính thức xưng đế vào năm 38 tuổi, trị vì trong 25 năm.

Thay vì tiếp tục xưng vương và trở thành vua như những thiên tử thời nhà Thương, nhà Chu trước đó, ông tự xưng là là Tần Thủy Hoàng nghĩa là Vị Hoàng đế đầu tiên. Ông còn quy định những đời con cháu sau này sẽ được theo thứ tự và gắn liền với danh xưng Hoàng đế. 

Nói về lai lịch của Tần Thủy Hoàng, nhiều tài liệu lịch sử có ghi lại, Doanh Chính là con ruột của Doanh Dị Nhân, con trai của vua nước Tần được gửi sang nước Triệu làm con tin phục vụ cho mục đích thắt chặt bang giao. Mẹ là Triệu Cơ, dung mạo xinh đẹp, có tài đàn hát – từng là thiếp của Lã Bất Vi – một thương nhân. Lã Bất Vi đồng thời là khách quý của tất cả các nước chư hầu. Nhằm mục đích tiến thân, Lã Bất Vi đã kết thân với công tử nước Tần, ban thiếp của mình là Triệu cơ cho Dị Nhân, sau đó quyết chí tìm mọi cơ hội để phò tá Doanh Dị Nhân lên ngôi Thái tử.

Năm 251 TCN, Tần Chiêu Vương băng hà, An Quốc Quân kế vị, trở thành Tần Hiếu Văn Vương, lập Hoa Dương phu nhân làm Vương hậu, Tử Sở làm thái tử. Một năm sau, Tần Hiếu Văn Vương qua đời, Tử Sở kế vị làm Tần Trang Tương Vương. Nhưng Tử Sở cũng là một ông vua đoản mệnh, chỉ ở ngôi có 3 năm rồi mất. Doanh Chính lên kế vị. Doanh Chính mới 13 tuổi đã làm vua một nước, còn Triệu Cơ chưa đến 30 tuổi đã danh chính ngôn thuận trở thành thái hậu. Triệu Cơ hạ lệnh cho Lã Bất Vi vẫn làm tướng quốc, thay Doanh Chính chấp chính, lệnh cho Doanh Chính phải gọi Lã Bất Vi là “trọng phụ”. 

Từ thời điểm có Lã Bất Vi nhiếp chính, Tần đã là nước hùng mạnh. Chính bước đệm này càng làm cho khao khát thôn tính các nước chư hầu để thống nhất giang sơn cũng trở nên mạnh mẽ trong Tần Thủy Hoàng. Trong thời điểm diệt trừ xong Lã Bất Vi, triều thần liên tục dâng tấu thư, mưu lược khuyên Doanh Chính thống nhất thiên hạ. Là người trọng hiền tài, Doanh Chính mở cửa chiêu dụ nhân tài. Chẳng mấy khi thành Hàm Dương thành địa chỉ hội tụ người hiền tài.

Ông bắt đầu kế hoạch thôn tính các nước lân cận.  Mũi nhọn đầu tiên là tiến quân sang nước Hàn, quốc gia gần nhất và cũng là yếu nhất. Nhanh chóng, quân Tần đã chiếm được nước Hàn vào Tần Vương năm thứ 17. Nước thứ hai sớm nằm trong nanh vuốt của quân Tần chính là nước Triệu – Kẻ thù cũ của nước Tần. Tiếp đến, nước Yên cũng đại bại vào năm 222 TCN.

3 năm sau, nhiều tài liệu sử sách đã chép rằng, quân Tần được xuất binh bởi Doanh Chính ùn ùn phá đê Sông Hoàng Hà chinh phạt nước Ngụy. 

Quân Tần tiến vào thành Đại Lương chiếm đóng, nước Ngụy tan rã. Thắng lợi liên tiếp, nhuệ khí nghĩa sĩ tăng lên, nước Sở và nước Tề chính thức trở thành quận huyện của vua nước Tần.

Tần Vương năm thứ 26, một toán binh lính do Vương Bôn – Tướng nước Tần cầm đầu tiến vào nước Ngụy, bắt được Ngụy Vương Giả. Ngụy Vương mất nước. 

Trong vòng 10 năm, dưới sự lãnh đạo của Doanh Chính, Trung Quốc từ lãnh thổ bị phân tranh, cát cứ bởi nhiều quốc gia khác nhau trong vòng mấy trăm năm nay đã thu về một mối.

Năm 221 TCN, Doanh Chính tự chọn hai chữ “Hoàng Đế” trong “Tam Hoàng Ngũ Đế” để đặt cho mình để khẳng định rằng, bản thân đã vượt qua mọi thành tựu của những vị vua khác trong thiên hạ. Ông lựa chọn thêm một chữ “Thủy” đặt trước tôn hiệu để nhấn mạnh, mình là vị hoàng đế thứ nhất, con cháu về sau sẽ truyền đến vạn đời. Từ đó, có tên gọi Tần Thủy Hoàng hay Thủy Hoàng Đế. 

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng thực hiện 1 loạt những chính sách đổi mới. Về chính trị, Tần Thủy Hoàng đã phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ Quận Huyện. Quan lại của trung ương và địa phương đều do nhà vua đích thân tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chế độ Quận Huyện do nhà Tần sáng lập đã trở thành định chế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn 2 nghìn năm, tên gọi của rất nhiều Huyện ở Trung Quốc hiện nay đều là do nhà Tần đặt cho cách đây hơn 2 nghìn năm. Một đóng góp quan trọng nữa của Nhà Tần sau khi thống nhất Trung Quốc là việc thống nhất chữ viết. Trước nhà Tần các nước đều có chữ viết riêng của mình, mặc dù các loại văn tự này có cùng nguồn gốc và cách viết gần giống nhau, nhưng vẫn gây trở ngại cho việc truyền bá và giao lưu văn hóa. Sau khi thống nhất, Nhà Tần qui định chữ Hán Triện nhỏ của nước Tần là văn tự thông dụng trong toàn quốc, từ đó về sau diễn biến của chữ Hán Trung Quốc bắt đầu có cơ sở tra cứu, điều này có ý nghĩa không thể lường hết được đối với sự hình thành lịch sử và kế thừa văn hoá của Trung Quốc.

Bên cạnh đó nhà Tần Thủy Hoàng còn ra 1 loạt chính sách thống nhất đơn vị đo lường, tiền tệ, pháp luật… Đến năm thứ 2 đời Tần, Tần Thủy Hoàng trở nên vô cùng tàn bạo, không màng đến sống chết của bách tính huy động hàng 70 vạn dân công tiêu tốn tiền bạc để xây dựng khu lăng tẩm Lệ Sơn, Cung điện và đặc biệt phải kể đến là Vạn Lý Trường Thành kéo dài từ sa mạc phía tây đến vùng ven biển phía Đông và Lăng mộ cùng với quân đội đất nung của ông.

Khi mất, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho“cuộc sống” sau khi chết. Người Trung Hoa cổ đại, cũng như nhiều nền văn hóa khác, bao gồm cả người Ai Cập, đều cho rằng những vật dụng, thậm chí cả người bị chôn cùng với người chết sẽ theo người đó xuống chốn tuyền đài. Tuy nhiên, thay vì chôn theo các đội quân, cung nữ, thái giám, hoàng đế bạo chúa bất phàm họ Tần quyết định dùng tượng đất sét thay thế.

Sau 15 năm thống trị, nhà Tần sụp đổ dưới sự khởi nghĩa của nhân dân do Trần Thăng và Ngô Quảng lãnh đạo. Lịch sử từ đó bước sang trang mới.

Tuy thời đại trì vì kéo dài không lâu, nhưng Tần Thủy Hoàng là một nhân vật lịch sử phức tạp, có cả mặt sáng và mặt tối. Việc đánh giá ông là một bạo chúa hay minh quân vĩ đại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau.

Cần đặt Tần Thủy Hoàng trong bối cảnh lịch sử cụ thể, thời đại Chiến Quốc là thời kỳ đầy biến động, chiến tranh liên miên. Để thống nhất đất nước và duy trì trật tự, Tần Thủy Hoàng buộc phải áp dụng những biện pháp hà khắc.

Việc thống nhất Trung Hoa và những cải cách của ông đã đặt nền móng cho sự phát triển của Trung Quốc sau này.

Bài viết liên quan
new
Tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam: Nền tảng cho sự phát triển và hội nhập

Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng,... Sự đa dạng văn hóa này là một trong những điểm độc đáo và thu hút của Việt Nam.

Admin FQA

23/07/2024

new
Văn minh Chăm pa trong dòng chảy lịch sử

Nền văn minh Chăm Pa là một nền văn minh cổ đại phát triển ở miền trung Việt Nam từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 19. Nền văn minh này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, nhưng cũng có những nét độc đáo riêng của mình. Nền văn minh Chăm Pa đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển văn hóa của Việt Nam.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lý Chiêu Hoàng: Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam

Lý Chiêu Hoàng là vị hoàng đế cuối cùng của triều Lý, cũng là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Sự trị vì ngắn ngủi của bà đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại nhà Lý và sự trỗi dậy của nhà Trần. Cuộc đời đầy biến động của Lý Chiêu Hoàng là một minh chứng cho những thăng trầm của lịch sử và những định kiến về vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tưởng Giới Thạch: Lãnh tụ Trung Hoa Dân Quốc và nhà độc tài quân sự

Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975) là một nhân vật lịch sử quan trọng của Trung Quốc, từng là lãnh tụ của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928 đến năm 1975. Ông trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc (1527 - 1683)

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt Nam, thể hiện bởi các triều đại chính thống đã được công nhận trong lịch sử Việt Nam. Mang tính chất rất phức tạp, lúc thì bị mất lãnh thổ về các nước khác, lúc lại chinh phục được những vùng lãnh thổ mới. Biến động lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó nguyên nhân chính là chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự xâm lược của quân Minh. Những biến động này đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước và dân tộc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lịch sử người Do Thái: Hành trình dài và đầy biến động

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái. Lịch sử người Do Thái là một hành trình dài và đầy biến động, song cũng là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và bản sắc độc đáo của dân tộc này.

Admin FQA

22/07/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved