logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Công thức đạo hàm toán 12. Nắm trọn công thức đầy đủ và chi tiết

Admin FQA

13/01/2023, 15:57

3955

Công thức đạo hàm không chỉ nhiều mà còn khó nhớ. Vì vậy trong bài viết này Admin sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để giúp các em giải toán đạo hàm dễ dàng hơn. Cùng đi vào chuyên đề đạo hàm và công thức tính đạo hàm với chia sẻ dưới đây ngay nhé!

Đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm xlà giới hạn của tỉ số giữa số gia của hàm số với số gia của đối số tại x0, khi số gia của đối số tiến dần về 0. Từ định nghĩa ta có:

Hàm số y = f(x) xác định trên (a;b) và x0 ∊ (a;b)

$f^{\prime}\left(x_0\right)=\lim _{x \rightarrow x_0} \frac{f(x)-f\left(x_0\right)}{x-x_0}=\lim _{\Delta x \rightarrow 0} \frac{\Delta y}{\Delta x}\left(\Delta x=x-x_0, \Delta y=f\left(x_0+\Delta x\right)-f\left(x_0\right)\right.$

Định nghĩa đạo hàm

=> y = f(x) có đạo hàm tại x0 thì nó liên tục tại điểm đó.

Một số quy tắc đạo hàm cơ bản mà các em cần nhớ như sau:

(c)'= 0 (Đạo hàm của hằng số luôn bằng 0)

  • $(u+v)^{\prime}=(u)^{\prime}+(v)^{\prime}$
  • $(u-v)^{\prime}=(u)^{\prime}-(v)^{\prime}$
  • $\left(\mathrm{u}_1+\mathrm{u}_2+\ldots+\mathrm{u}_{\mathrm{n}}\right)^{\prime}=\left(\mathrm{u}_1\right)^{\prime}+\left(\mathrm{u}_2\right)^{\prime}+\ldots\left(\mathrm{u}_{\mathrm{n}}\right)^{\prime \prime}$
  • $\left(u_1-u_2-\ldots-u_n\right)^{\prime}=\left(u_1\right)^{\prime}-\left(u_2\right)^{\prime}-\ldots\left(u_n\right)^{\prime \prime}$
  • $(u \cdot v)^{\prime}=(u)^{\prime} \cdot v+(v)^{\prime} \cdot u$
  • $\left(\frac{u}{v}\right)^{\prime}=\frac{u^{\prime} \cdot v-u \cdot v^{\prime}}{v^2}(v=v(x) \neq 0)$
  • Nếu $y=y[u(x)]=>y^{\prime}(x)=y^{\prime}(u) \cdot u^{\prime}(x)$

Các em cần các công thức đạo hàm cơ bản như sau:

  • $(u+v)^{\prime}=u^{\prime}+v^{\prime}$
  • $y_x^{\prime}=y_u^{\prime} \cdot u x$
  • $(u . v)^{\prime}=u^{\prime} . v+u^{\prime} v^{\prime}$
  • $(\mathrm{k} . \mathrm{u})^{\prime}=\mathrm{k} . \mathrm{u}^{\prime}$
  • $\left(\frac{u}{v}\right)^{\prime}=\frac{u^{\prime} \cdot v-u \cdot v^{\prime}}{v^2}$
  • $\left(\frac{\mathrm{k}}{\mathrm{u}}\right)^{\prime}=-\frac{\mathrm{k} \cdot \mathrm{u}^{\prime}}{\mathrm{u}^2}$

Để giúp các em có thể nắm bắt trọn vẹn các công thức đạo hàm từ sơ cấp, cho đến cao cấp và cả đạo hàm lượng giác, Admin sẽ chia sẻ bảng công thức đầy đủ và chi tiết dưới đây:

Công thức đạo hàm sơ cấp, thường gặp
 

  • $(C)^{\prime}=0$
  • $\left(x^\alpha\right)^{\prime}=\alpha \cdot x^{\alpha-1}$ với $\alpha \in R$
  • $(\sqrt{x})=\frac{1}{2 \sqrt{x}}$
  • $\left(\frac{1}{x}\right)^{\prime}=-\frac{1}{x^2}$
  • $(\sqrt[n]{x})^{\prime}=\frac{1}{n \sqrt[n]{x^{n-1}}} n \in N^*, n>1$
  • $(\sin \sin x)^{\prime}=\cos \cos x$
  • $(\cos \cos x)^{\prime}=-\sin \sin x$
  • $(\tan \tan x)^{\prime}=1+x=\frac{1}{x}$
  • $(x)^{\prime}=-(1+x)=-\frac{1}{x}$
  • $\left(e^x\right)’=e^x$
  • $\left(e^u\right)’=u \cdot e^u$
  • $(\ln x)^{\prime}=\frac{1}{x}$
  • $(\ln u)^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{u}$
  • $\left(\frac{a x+b}{c x+d}\right)^{\prime}=\frac{a d-b c}{(c x+d)^2}$
  • $\left(\frac{a_1 x^2+b_1 x+c_1}{a_2 x^2+b_2 x+c_2}\right)=\frac{\left|\begin{array}{ll}a_1 & b_1 \\ a_2 & b_2\end{array}\right| \cdot x^2+2\left|\begin{array}{ll}a_1 & c_1 \\ a_2 & c_2\end{array}\right| x+\left|\begin{array}{ll}b_1 & c_1 \\ b_2 & c_2\end{array}\right|}{\left(a_2 x^2+b_2 x+c_2\right)^2}$
  • $\left(\mathrm{u}^\alpha\right)^{\prime}=\alpha \cdot \mathrm{u}^{\alpha-1} \cdot \mathrm{u}^{\prime} \quad$ với $\alpha \in \mathrm{R}$
  • $(\sqrt{\mathrm{u}})^{\prime}=\frac{\mathrm{u}^{\prime}}{2 \sqrt{\mathrm{u}}} ; \quad\left(\frac{1}{\mathrm{u}}\right)^{\prime}=-\frac{\mathrm{u}^{\prime}}{\mathrm{u}^2}$
  • $(\sqrt[n]{u})^{\prime}=\frac{u^{\prime}}{n \sqrt[n]{u^{n-1}}} \quad n \in N^*, n>1$
  • $(\operatorname{Sin} \mathrm{u})^{\prime}=\mathrm{u}^{\prime} \cdot \operatorname{Cos} \mathrm{u}$;
  • $(\operatorname{Cos} \mathrm{u})^{\prime}=-\mathrm{u}^{\prime} \cdot \operatorname{Sin} \mathrm{u}$
  • $(\tan \mathrm{u})^{\prime}=\mathrm{u}^{\prime} \cdot\left(1+\tan ^2 \mathrm{u}\right)=\frac{\mathrm{u}^{\prime}}{\operatorname{Cos}^2 \mathrm{u}}$
  • $(\operatorname{Cot} \mathrm{u})^{\prime}=-\mathrm{u}^{\prime} \cdot\left(1+\operatorname{Cot}^2 \mathrm{u}\right)=-\frac{\mathrm{u}^{\prime}}{\operatorname{Sin}^2 \mathrm{u}}$
  • $\left(a^x\right)^{\prime}=a^x \cdot \ln a$
  • $\left(a^u\right)^{\prime}=u^{\prime} \cdot a^u \cdot \ln a$
  • $\left(\log _a x\right)^{\prime}=\frac{1}{x \ln a}$
  • $\left(\log _{\mathrm{a}} \mathrm{u}\right)^{\prime}=\frac{\mathrm{u}^{\prime}}{\mathrm{u} \cdot \ln \mathrm{a}}$
  • $\left(\frac{a x^2+b x+c}{e x+f}\right)^{\prime}=\frac{a e x^2+2 a f . x+(b f-c e)}{(e x+f)^2}
     

Công thức đạo hàm cao cấp

  • $\left(x^m\right)^{(n)}=m(m-1)(m-2)(m-n+1) x^{m-n} n$ ếu $m \geq n$
  • $\left(x^{m)^{(n)}}=0\right.$ nếu $m<n$
  • $\left(\log _a x\right)^{(n)}=(-1)^{n-1} \frac{(n-1) !}{\ln a} \frac{1}{x^n}$
  • $(\ln x)^{(n)}=(-1)^{n-1} \cdot(n-1) ! \cdot x^{-n}$
  • $\left(e^{k x}\right)^{(n)}=k^n e^{k x}$
  • $\left(a^x\right)^{(n)}=(\ln a)^n a^x$
  • $(\sin \sin a x)^{(n)}=a^n \operatorname{Sin}\left(a x+n \frac{\pi}{2}\right)$
  • $(\cos \cos a x)^{(n)}=a^n \cos \left(a x+n \frac{\pi}{2}\right)$
  • $\left(\frac{1}{a x+b}\right)^{(n)}=(-1)^n a^n n ! \frac{1}{(a x+b)^{n+1}}$

Công thức đạo hàm lượng giác

  • $(\sin (x))^{\prime}=\cos (x)$
  • $(\cos (x))^{\prime}=-\sin (x)$
  • $(\tan \tan (x))^{\prime}=\left(\frac{\sin \sin (x)}{\cos \cos (x)}\right)^{\prime}=\frac{\cos ^2(x)+\sin ^2(x)}{\cos ^2(x)}=\frac{1}{\cos ^2(x)}=\sec ^2(x)$
  • $(\cot \cot (x))^{\prime}=\left(\frac{\cos \cos (x)}{\sin \sin (x)}\right)^{\prime}=\frac{-\sin ^2(x)-\cos ^2(x)}{\sin ^2(x)}=-\left(1+\cot ^2(x)\right)=-\csc ^2(x)$
  • $(\sec \sec (x))^{\prime}=\left(\frac{1}{\cos \cos (x)}\right)^{\prime}=\frac{\sin (x)}{\cos ^2(x)}=\frac{1}{\cos (x)} \frac{\sin (x)}{\cos (x)}=\sec (x) \tan (x)$
  • $(\csc \csc (x))^{\prime}=\left(\frac{1}{\sin \sin (x)}\right)^{\prime}=\frac{\cos (x)}{\sin ^2(x)}=-\frac{1}{\sin \sin (x)} \frac{\cos \cos (x)}{\sin \sin (x)}=-\csc (x) \cot (x)$
  • $(\arcsin \arcsin (x))^{\prime}=\frac{1}{\sqrt{1-x^2}}$

Một số phân thức hữu tỉ cơ bản thường gặp và đạo hàm của chúng

  • $y^{\prime}=\left(\frac{a x+b}{c x+d}\right)^{\prime}=\frac{a d-b c}{(c x+d)^2}=\frac{\left|\begin{array}{ll}a & b \\ c & d\end{array}\right|}{(c x+d)^2}$
  • $y^{\prime}=\left(\frac{a x^2+b x+c}{e x+f}\right)=\frac{a e x^2+2 a f+(b f-c e)}{(e x+f)^2}$
  • $y^{\prime}=\left(\frac{a_1 x^2+b_1 x+c_1}{a_2 x^2+b_2 x+c_2}\right)=\frac{\left|\begin{array}{ll}a_1 & b_1 \\ a_2 & b_2\end{array}\right| x^2+\left|\begin{array}{ll}a_1 & c_1 \\ a_2 & c_2\end{array}\right| x+\left|\begin{array}{ll}b_1 & c_1 \\ b_2 & c_2\end{array}\right|}{\left(a_2 x^2+b_2 x+c_2\right)^2}$

Trong quá trình làm và giải bài tập về đạo hàm các em sẽ gặp rất nhiều các dạng bài khác nhau. Admin đã tổng hợp và gửi đến các em các dạng phổ biến hay gặp nhất kèm cách giải và ví dụ minh họa.

Dạng 1: Tính đạo hàm bằng định nghĩa

Sử dụng định nghĩa để tính đạo hàm của hàm số là dạng cơ bản nhất của giải tích. Các em chỉ cần nhớ định nghĩa và áp dụng nó vào bài là có thể tìm ra đáp án chuẩn xác.

Ví dụ 1: Tính đạo hàm của hàm số $f(x)=2 x^3+1$ tại $x=2$

Giải

Ta có $\lim _{x \rightarrow 2} \frac{f(x)-f(2)}{x-2}=\lim _{x \rightarrow 2} \frac{2 x^3-16}{x-2}=\lim _{x \rightarrow 2} 2\left(x^2+2 x+4\right)=24$ :

$\Rightarrow f^{\prime}(2)=24$

Dạng 2: Chứng minh các đẳng thức bằng đạo hàm

Đây là dạng bài mà các em cần phải chú trọng vào chứng minh một hệ thức thông qua điều kiện được đề bài cho sẵn. Muốn ra kết quả cuối cùng, các em cần có kỹ năng chứng minh và tính toán chính xác.

Ví dụ 2: Cho hàm số $y=e^{-x} \cdot \sin x$, chứng minh hệ thức $y^{\prime \prime}+2 y^{\prime}+2 y=0$

Giải

Ta có $\mathrm{y}^{\prime}=-\mathrm{e}^{-\mathrm{x}} \cdot \sin \mathrm{x}+\mathrm{e}^{-\mathrm{x}} \cdot \cos \mathrm{x}$

$y^{\prime}=-e^{-x} \cdot \sin x+e-x \cdot \cos x$

$y^{\prime \prime}=e^{-x} \cdot \sin x-e^{-x} \cdot \cos x-e^{-x} \cdot \cos x-e^{-x} \cdot \sin x=-2 e^{-x} \cdot \cos x$

Vậy $y^{\prime \prime}+2 y^{\prime}+2 y=-2 \cdot e^{-x} \cdot \cos x--2 \cdot e^{-x} \cdot \sin x+2 \cdot e^{-x} \cdot \cos x+2 \cdot e^{-x} \cdot \sin x=0$

Dạng 3: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết tiếp điểm

Dạng viết phương trình tiếp tuyến khi biết tiếp điểm rất hay gặp. Thường đề bài sẽ cho cụ thể phương trình tiếp tuyến của hàm số trên độ thì cong (C): y = f(x) tại tiếp điểm M (x0; y0) và $y=y^{\prime}\left(x_0\right) \cdot\left(x-x_0\right)+y_0$

Ví dụ 3: Cho một hàm số $y=x^3+3 \cdot m \cdot x^2+(m+1) \cdot x+1$ với m là một tham số thực. Tìm giá trị của m để tiếp tuyến của đồ thị hàm số y tại điểm có hoành độ x = -1 và đi qua điểm A(1;2)

Giải

Ta có: $y^{\prime}=f^{\prime}(x)=3.2+6 \cdot m \cdot x+m+1$

Với $x_0=-1=>y_0=2 . m-1$ và $f^{\prime}(-1)=-5 m+4$

Phương trình tiếp tuyến tại điểm $\mathrm{M}(-1 ; 2 . \mathrm{m}-1)$ là:

$y=(-5 \cdot m+4) \cdot(x+1)+2 \cdot m-1$

Theo đề bài ta có điểm A (1;2) nằm trên tiếp tuyến của đồ thị hàm số y, nên ta có:

$\begin{aligned} & y=(-5 \cdot m+4) \cdot(x+1)+2 \cdot m-1 \\ & \Leftrightarrow(-5 \cdot m+4) \cdot 2+2 \cdot m-1=2 \\ & \Leftrightarrow m=5 / 8\end{aligned}$

Dạng 4: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc

Đây cũng là một dạng mà các em cần vận dụng công thức đạo hàm vào tính toán để tìm ra kết quả chuẩn xác. Khi đề bài cho một hàm số y = f(x) biết hệ số góc là k cho trước. Lúc này các em sẽ cần gọi $M\left(x_0 ; y_0\right)$ là tiếp điểm thì khi đó các em cần tính y’ = y’($x_0$). Khi đó, phương trình tiếp tuyến có hệ số góc k với y’ = ($x_0$) = k(i) là:

$x_0$ => $y_0$ = $f\left(x_0\right)$ => Phương trình tiếp tuyến ∆: $y=k \cdot\left(x-x_0\right)+y_0$

Với hệ số góc $k=y^{\prime}\left(x_0\right)$, lúc này các em cần cần nhớ thêm các kiểu gián tiếp như sau:

- Phương trình tiếp tuyến $\Delta / / d: y=a x+b \Rightarrow k=a$

- Phương trình tiếp tuyến $\Delta \perp d: y=a x+b \Rightarrow k=-\frac{1}{a}$

- Phương trình tiếp tuyến $\Delta$ tạo với trục hoành góc $\alpha \Rightarrow|k|=\tan \alpha$

- Phương trình tiếp tuyến $\Delta$ tạo với $d: y=a x+b$ góc $\alpha \Rightarrow\left|\frac{k-a}{1+k \cdot a}\right|=\tan \alpha$.

Ví dụ 4: Cho đồ thị (C) có hàm số $y=x^3-3.x^2+9x-5$. Hãy tìm tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất trong các tiếp tuyến của đồ thị trên.

Giải

$\text {ТХĐ :} D=R \text {. }$

Ta có

$$\begin{aligned}& y^{\prime}=3 x^2-6 x+9 \Rightarrow y^{\prime}\left(x_0\right)=3 x_0^2-6 x_0+9=3\left(x_0^2-2 x_0+1\right)+6=3\left(x_0-1\right)^2+6 \\& \geq 6 \\& \Rightarrow y^{\prime}\left(x_0\right)_{\min }=6 \Leftrightarrow x_0=1 \Rightarrow y_0=2\end{aligned}$$

Do đó phương trình tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất là $y=6(x-1)+2=6 x-4$.

Dạng 5: Phương trình và bất phương trình có đạo hàm

Đây là dạng toán mà các em sẽ phải kết hợp nhiều công thức đạo hàm với nhau để có thể tính toán và tìm ra kết quả. Vì vậy, các em cần nhớ tất cả các công thức đạo hàm cơ bản mới có thể giải được dạng toán này nhé!

Ví dụ 5: Cho hàm số$f(x)=x^3 \cdot \ln x$, hãy giải phương trình: $f^{\prime}(x)$ - $\frac{1}{x.f(x)}$ = 0 (1)

Giải

$\begin{aligned} & \text { Ta có } f(x)=3 x^2 \ln x+x^3 \cdot \frac{1}{x}=3 x^2 \ln x+x^2 \\ & \begin{aligned} \text { Vậy (1) } & \Leftrightarrow 3 x^2 \ln x+x^2-x^2 \ln x=0 \\ & \Leftrightarrow 2 x^2 \ln x+x^2=0 \\ & \Leftrightarrow x^2(2 \ln x+1)=0\end{aligned}\end{aligned}$ (2)

Rõ ràng $x>0$ là điều kiện tồn tại phương trình nên :

$\begin{aligned}(2) & \Leftrightarrow 2 \ln x+1=0 \\ & \Leftrightarrow \ln x=-\frac{1}{2} \\ & \Leftrightarrow x=\frac{1}{e^{\frac{1}{2}}}=\frac{1}{\sqrt{e}}\end{aligned}$

Dạng 6: Áp dụng công thức tính đạo hàm

Đây là một dạng cực kỳ cơ bản, nhưng đòi hỏi các em phải nhớ các công thức tính đạo hàm. Một mẹo khi giải quyết bài tập là các em nên rút gọn hàm số phức tạp để có thể tiến hành tính đạo hàm của hàm số một cách dễ dàng nhất.

Ví dụ 6: Tính đạo hàm của các hàm số dưới đây

a, $y=x^3-2 x^2+3 x+4$

b, $y=\sin x-\cos x+\tan x$

c, $y=x^4+2 \sqrt{x}$

d, $y=\cot x-3 x+2$

Giải

$a, y=x^3-2 x^2+3 x+4$

$\Leftrightarrow y^{\prime}=\left(x^3-2 x^2+3 x+4\right)^{\prime}=3 x^2+4 x+3$

$b, y=\sin x-\cos x+\tan x$

$\Leftrightarrow y^{\prime}=(\sin x-\cos x+\tan x)^{\prime}=\cos x+\sin x+1 / \cos ^2 x$

$c, y=x^4+2 \sqrt{x}$

$\Leftrightarrow y^{\prime}=\left(x^4+2 \sqrt{x}\right)^{\prime}=4 x^3+1 / \sqrt{x}$

$d, y=\cot x-3 x+2$

$\Leftrightarrow y^{\prime}=(\cot x-3 x+2)^{\prime}=-\left(1 / \sin ^2 x\right)-3$

Dạng 7: Tính đạo hàm cao cấp

Đây là dạng tính đạo hàm cấp 2 trở nên và các em cần áp dụng các công thức tính đạo hàm cao cấp để giải. Thường đây sẽ là câu hỏi khó dành để phân loại học sinh khá giỏi trong bài kiểm tra hoặc bài thi đại học.

Như vậy, toàn bộ bài viết trên Admin đã cung cấp đầy đủ và trọn vẹn công thức đạo hàm để các em nắm được. Không những vậy Admin còn phân tích về các dạng bài thường gặp liên quan đến đạo hàm. Hy vọng chúng bổ ích và giúp các em tính toán dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan
new
[Tổng hợp] Kiến thức về tích phân và dạng bài liên quan

Tích phân (Tiếng Anh: integral) là một khái niệm và phạm trù toán học liên quan đến toàn bộ quá trình thay đổi của một thực thể nguyên thuỷ (thực thể đó thường được diễn tả bằng một hàm số phụ thuộc vào biến số được gọi là nguyên hàm) khi đã xác định được tốc độ thay đổi của nó. Tích phân là phần kiến thức quan trọng được học trong chương trình toán lớp 12, trong bài viết này chúng mình cùng ôn lại khái niệm tích phân, tính chất, bảng nguyên hàm và vi phân, bảng nguyên hàm mở rộng và các dạng bài tập tích phân nhé.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về đạo hàm và dạng bài liên quan

Trong toán học, đạo hàm (tiếng Anh: derivative) của một hàm số là một đại lượng mô tả sự biến thiên của hàm tại một điểm nào đó. Đạo hàm là một khái niệm cơ bản trong giải tích. Đạo hàm còn xuất hiện trong nhiều khái niệm vật lí, chẳng hạn đạo hàm biểu diễn vận tốc tức thời của một điểm chuyển động, khi mà công cụ này giúp đo lường tốc độ mà đối tượng đó thay đổi tại một thời điểm xác định. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta cùng nhau nhắc lại khái niệm, các quy tắc tính đạo hàm, cũng như ý nghĩa của đạo hàm và một số dạng bài tập liên quan đến đạo hàm nhé.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được xem như là một trong những thì phức tạp bậc nhất trong ngữ pháp tiếng Anh. Past perfect continuous tense là một thì rất hay xuất hiện trong những đề thi tiếng Anh, vậy nên các bạn nên ôn luyện thật kỹ loại thì này. FQA đã tổng hợp những kiến thức bạn cần biết để nắm chắc thì tương lai hoàn thành tiếp diễn ở bài viết dưới đây.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Đối với người học tiếng Anh “thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn” là thì khá gần gũi và quen thuộc, hầu như chúng được lặp đi lặp lại trong tất cả các bài giảng hay tiết học. Vì mật độ sử dụng thường xuyên và là cách diễn đạt dễ nhất, nhưng không phải ai cũng đang dùng thì đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của FQA để tham khảo tất tần tật về thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhé!

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn được xem như là một trong những thì phức tạp bậc nhất trong ngữ pháp tiếng Anh. Đây là một thì rất hay xuất hiện trong những đề thi tiếng Anh, vậy nên các bạn nên ôn luyện thật kỹ loại thì này. FQA đã tổng hợp những kiến thức căn bản nhất bạn cần biết để nắm chắc thì tương lai hoàn thành ở bài viết dưới đây.

Admin FQA

14/03/2024

new
[Tổng hợp] Kiến thức về Thì tương lai hoàn thành

Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense) - kiến thức ngữ pháp được sử dụng vô cùng thông dụng trong bài thi tiếng Anh cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Vậy nên, để có thể giao tiếp hiệu quả cũng như chinh phục được điểm số cao thì bạn cần “nằm lòng” chủ điểm ngữ pháp này. Vậy nên, trong bài viết hôm nay FQA xin giới thiệu tất tần tật kiến thức về thì tương lai hoàn thành trong tiếng Anh!

Admin FQA

14/03/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved