Toán học lớp 2 đường gấp khúc là một phần kiến thức nền tảng cơ bản rất quan trọng. Admin sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức này và vận dụng vào bài tập để hình thức kỹ năng làm bài hiệu quả. Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây ngay nhé!
Đường gấp khúc là gì?
Đường gấp khúc là là một đường nhưng không hề thẳng hàng, chúng sẽ chia thành nhiều đoạn kế tiếp tạo thành các đỉnh hoặc đáy nhọn. Toán học lớp 2 đường gấp khúc có đề cập cho các em một số đặc điểm như sau:
- Một đường gấp khúc sẽ có từ 2 đoạn thẳng khác nhau trở lên, độ dài các đoạn thẳng có thể bằng nhau hoặc không.
- Tên của đường gấp khúc được tạo nên bởi các điểm nối thành các đoạn thẳng với nhau. Tên sẽ đọc theo chiều từ trái qua phải.
- Một đường gấp khúc sẽ có nhiều hơn đoạn thẳng, chẳng hạn đường gấp khúc ABCD sẽ được tạo bởi 3 đoạn thẳng là AB, BC và CD.
Đường gấp khúc ABCD
Đường gấp khúc là nền tảng toán học cơ bản giúp các em học hình học tốt hơn sau này. Vì vậy, các em cần phải nắm được định nghĩa, sau đó nhớ rõ công thức tính độ dài đường gấp khúc.
Cách tính độ dài đường gấp khúc ABCD lớp 2
Độ dài được gấp khúc ABCD được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng gấp khúc là:
AB + BC + CD
Điều kiện để tính được kết quả là độ dài các cạnh phải có cùng đơn vị đo.
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có độ dài các đoạn thẳng lần lượt là AB = 3cm, BC = 4cm, CD = 6cm.
Giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
AB + BC + CD = 3 + 4 + 6 = 13 (cm)
=> Đáp án: Độ dài đường gấp khúc ABCD là 13 cm.
Các dạng bài tập thường gặp về đường gấp khúc
Với bài về đường gấp khúc, trong quá trình học và giải các bài tập liên quan, các em sẽ gặp phải 3 dạng bài như sau:
Dạng 1: Yêu cầu vẽ đường gấp khúc
Với dạng này, các em chỉ cần nối các điểm đã cho lại vào nhau để tạo thành đường gấp khúc. Bài tập này khá đơn giản để giúp các em bắt đầu làm quen dần với toán hình học. Các em nên sử dụng bút chì, cùng thước kẻ để nối các điểm đã cho lại với nhau để tạo thành đường gấp khúc.
Ví dụ: Nối 3 điểm A, B, C cho sẵn để tạo thành đường gấp khúc ABC.
Giải: Các em nối như hình minh họa phía trên là được.
Dạng 2: Yêu cầu tính độ dài đường gấp khúc
Dạng bài này yêu cầu các em cần nhớ công thức tính độ dài đường gấp khúc. Sau đó đưa số liệu đề bài cho, áp vào công thức để tính ra kết quả.
Ví dụ: Cho một đường gấp khúc MNP, có độ dài các đoạn thẳng MN = 3cm, NP = 5cm. Hãy tính độ dài đường gấp khúc MNP?
Giải:
Độ dài đường gấp khúc MNP là:
MN + NP = 3 + 5 = 8 (cm)
=> Đáp án: 8 cm.
Dạng 3: Đọc tên đường gấp khúc theo hình vẽ
Đây là một bài tập tăng khả năng quan sát và nhận biết ở các em học sinh lớp 2. Cách giải đúng bài tập này chính là đọc các điểm nút của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc. Các em sẽ đọc theo hướng từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái đều đường, nhưng phải đảm bảo lần lượt các điểm liền kế nhau.
Ví dụ: Đọc tên đường gấp khúc được cho trong hình vẽ dưới đây:
Đường gấp khúc ABCD
Giải: Đường gấp khúc trong hình có tên là đường gấp khúc ABCD hoặc đường gấp khúc DCBA.
Vận dụng kiến thức vào bài tập đường gấp khúc lớp 2
Admin đã giúp các em hệ thống và ôn lại các kiến thức về đường gấp khúc. Để biến kiến thức này thành nền tảng vững chắc của bản thân, các em cùng với Admin đi vào một số bài tập vận dụng dưới đây:
Bài 1. Cho một đường gấp khúc AMCB với độ dài các đoạn thẳng AB = 3cm, BC = 6cm và CD = 4cm. Hãy tính độ dài đường thẳng ABCD?
Đường gấp khúc ABCD
Đáp án
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
AB + BC + CD = 3 + 6 + 4 = 13 (cm)
Đáp án: 13cm.
Bài 2. Tính độ dài đường gấp khúc ABC, có AB = 2dm, BC = 10 cm. Hỏi độ dài đường gấp khúc ABC bằng bao nhiêu cm?
Đường gấp khúc ABC
Đáp án
Đổi AB = 2dm = 20cm
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
AB + BC = 20 + 10 = 30 (cm)
Đáp án: 30cm.
Bài 3. Nối các điểm đường cho sẵn thành một đường gấp khúc.
Hãy nối các điểm đã cho thành đường gấp khúc
Đáp án
Đáp án bài 3
Hy vọng với kiến thức được Admin chia sẻ và tổng hợp trong bài sẽ giúp các em học toán tốt hơn. Đặc biệt, dạng toán học lớp 2 đường gấp khúc sẽ không còn là khó khăn với các em nữa. Có một nền tảng tốt, các em sẽ học hình học tốt hơn sau này đó nhé!