logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 16, 17, 18, 19, 20 trang 43 SBT Sinh học 9

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Câu 16

16. Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng

A. đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.

B. sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.

C. góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ.

D. góp phần tạo nên cấu trúc 2 mạch của ADN.

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết cấu trúc ADN

Lời giải chi tiết:

Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.

Chọn B

Câu 17

17. Số nuclêôtit trung bình của gen là

A. 1200 - 3000 nuclêôtit

B. 1300 - 3000 nuclêôtit.

C. 1400 - 3200 nuclêôtit

D. 1200 - 3600 nuclêôtit.

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết ADN và gen

Lời giải chi tiết:

Số nuclêôtit trung bình của gen là 1200 - 3000 nuclêôtit.        

Chọn A

Câu 18

18. Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng

A. 1,5 vạn gen.                 B. 2,5 vạn gen

C. 3,5 vạn gen.                 D. 4,5 vạn gen 

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết ADN và gen

Lời giải chi tiết:

Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng 3,5 vạn gen.   

Chọn C

Câu 19

19. Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là

A. 2040 Å.                            B. 3060 Å.

C. 4080 Å.                            D. 5100 Å.

Phương pháp giải:

Công thức tính chiều dài gen 

L = N/2 × 3,4 Å

L là chiều dài của gen 

N là tổng số Nu của gen 

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức trên : N=2400 Nu 

L= 2400/2.3.4= 4080 Å

Chọn C

Câu 20

20. Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?

A. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T = 7660 nuclêôtit.

B. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T = 7640 nuclêôtit.

C. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T = 7620 nuclêôtit.

D. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T = 7680 nuclêôtit.

Phương pháp giải:

Theo nguyên tắc bổ sung A=T, G=X

Ta có hệ (1) A+G=1200

               (2) A-G=720

Lời giải chi tiết:

Ta có hệ (1) A+G=1200

               (2) A-G=720

Giải hệ ta có A=T=960, G=X=240,

Gen B nhân đôi  liên tiếp 3 đợt tạo ra \(2^3\) =8 gen , 

vậy số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là:

A=T= 960.8=7680, G=X=240.8 = 1920 (Nu).

Chọn D 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 6,7,8,9,10 SBT Sinh học 9 trang 41 Giải bài 6,7,8,9,10 SBT Sinh học 9 trang 41. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do
Bài 21,22,23,24,25 trang 44 SBT sinh học 9 Giải bài 21,22,23,24,25 trang 44 SBT sinh học 9: Gen B dài 5100 Å. Số nuclêôtit của gen B là
Bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 45 SBT Sinh học 9 Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 45 SBT Sinh học 9: Một phân tử mARN dài 4080 Å. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba?
Bài 36, 37, 38, 39, 40 trang 46 SBT Sinh học 9 Giải bài 36, 37, 38, 39, 40 trang 46 SBT Sinh học 9. Cấu trúc bậc 4 của prôtêin
Giải bài 41, 42, 43, 44 trang 46 SBT Sinh học 9 Giải bài 41, 42, 43, 44 trang 46 SBT Sinh học 9: Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved