Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Từ cấu hình electron hình ion của F-, chúng ta có thể kết luận được điều gì? Để làm rõ vấn đề này thì các em không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Cấu hình electron của ion F- là 1s2 2s2 2p6.
⇒ Cấu hình electron của ion F- giống với cấu hình electron của khí hiếm Ne.
Cấu hình electron của nguyên tử F là 1s2 2s2 2p5.
⇒ Số electron lớp ngoài cùng của flo là 7.
Để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne, flo có xu hướng nhận 1 electron tạo anion F-.
F + e ⟶ F-
⇒ Cấu hình electron của ion F- là 1s2 2s2 2p6.
Câu 1: Cho cấu hình electron của ion X- giống với cation R+. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IA. Cấu hình electron của X- là
A. 1s2 2s2 2p6 3s1.
B. 1s2 2s2 2p6.
C. 1s2 2s2 2p5.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2.
Lời giải:
Đáp án B
Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IA.
⇒ Nguyên tử R có 3 lớp electron và có 1 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron của R là 1s2 2s2 2p6 3s1.
Cấu hình electron của R+ là: 1s2 2s2 2p6.
Cấu hình electron của ion X- giống với cation R+.
⇒ Cấu hình electron của X- là 1s2 2s2 2p6.
Câu 2: Cho ion X- có tổng số hạt là 29. Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu 2, nhóm IA
B. chu 3, nhóm VIIA
C. chu 2, nhóm VIIA
D. chu 3, nhóm IA
Lời giải:
Đáp án C
Gọi số hạt electron, proton, nơtron của nguyên tử X là e, p, n.
Theo bài, ta có hệ:
⇒
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p5.
⇒ X thuộc chu 2 (do có 2 lớp electron), nhóm VIIA (do có 7 electron hóa trị, nguyên tố p).
Xem thêm cách viết cấu hình electron của các ion hay, chi tiết khác: