Phản ứng hóa học
Trang chủ Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố
Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Bài viết công thức hợp chất khí với hidro của I (hay công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine) có đầy đủ nội dung về công thức hợp chất khí với hidro, kiến thức mở rộng, tính chất hóa học và bài tập vận dụng về công thức hợp chất khí với hidro của I. Mời các bạn theo dõi:

Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

I. Công thức hợp chất khí với hidro của I

Công thức hợp chất khí với hydrogen của iodine là: HI.

Giải thích:

I (Z = 53) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p5.

⇒ Iodine thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.

Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của iodine là: HI.

II. Mở rộng kiến thức về HI

1. Tính chất vật lý

- HI là loại chất lỏng không màu, mùi hăng, tan trong nước và tạo ra khói trắng dày đặc trong không khí ẩm.

2. Tính chất hóa học

- Dung dịch acid HI là một acid mạnh và có khả năng làm quỳ tím chuyển đỏ.

- Hydroiodic acid bị oxi hóa dần bởi oxygen trong không khí, sinh ra iodine:

4HI + O2 → 2H2O + I2

- Hydroiodic acid phản ứng với nitric acid bốc khói tạo thành iodine, nitrogen dioxide và nước:

2HNO3 + 6HI → 2NO + 3I2 + 4H2O

- Hydroiodic acid phản ứng với sodium hydroxide tạo thành sodium iodide nước:

HI + NaOH → NaI + H2O

3. Điều chế

- HI được điều chế bằng cách phản ứng iodine với hydrazine tạo ra hydrogen iodine và khí nitrogen

2I2 + N2H4  4HI + N2

4. Ứng dụng

- Được sử dụng trong sản xuất iodides và như một chất khử trùng trong dược phẩm.

- Được sử dụng như một trong những nguồn iodine chính trong tổng hợp hữu cơ và vô cơ.

- Hydroiodic acid ngoài potassium iodide, một lựa chọn hợp lý như một nguồn của một nucleophile trong deprotection ketal.

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Trong các ion halide X, ion có tính khử mạnh nhất là

A. Cl-

B. F-.  

C. Br-.

D. I-.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Trong các ion halide X, tính khử tăng từ Cl đến I (F không thể hiện tính khử)

⇒ ion có tính khử mạnh nhất là I.

Câu 2: Hydrogen halide là

A. đơn chất.                    

B. hợp chất ion.              

C. hợp chất cộng hóa trị không cực.               

D. hợp chất cộng hóa trị phân cực.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Hydrogen halide là hợp chất cộng hóa trị phân cực do sự chênh lệch độ âm điện giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen.

Câu 3: Xu hướng phân cực giảm từ HF đến HI là do

A. khối lượng phân tử tăng dần từ HF đến HI.        

B. bán kính nguyên tử halogen tăng dần từ F đến I.

C. tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.                     

D. độ âm điện giảm dần từ F đến I.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Xu hướng phân cực giảm từ HF đến HI là do độ âm điện giảm dần từ F đến I làm cho sự chênh lệch độ âm điện giữa H và halogen giảm dần

⇒ Độ phân cực H – X giảm dần từ HF đến HI.

Xem thêm Công thức hợp chất khí với hidro hay, chi tiết khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved