Phản ứng hóa học

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng C6H5ONa + HCl tạo ra Phenol C6H5OH thuộc loại phản ứng thế ở vòng thơm đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về C6H5ONa có lời giải, mời các bạn đón xem:

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

1. Phương trình phản ứngC6H5ONa tác dụng với HCl

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.

2. Hiện tượng của phản ứng C6H5ONa tác dụng với HCl

- Cho dung dịch HCl vào dung dịch C6H5ONa dung dịch bị vẩn đục.

3. Cách tiến hành phản ứng C6H5ONa tác dụng với HCl

- Chodung dịch HCl vào ống nghiệm chứa 1 – 2 ml dung dịch C6H5ONa

4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng C6H5ONa tác dụng với HCl

Bước 1: Viết phương trình phân tử:

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:

C6H5O- + Na+ + H+ + Cl- → C6H5OH + Na+ + Cl-

Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:

C6H5O- + H+ → C6H5OH

5. Mở rộng về phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li

Xét phản ứng:

Dung dịch A + dung dịch B → Sản phẩm.

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:

+ Chất kết tủa.

+ Chất điện li yếu.

+ Chất khí.

Thí dụ:

+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa:

K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4

+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:

HCl + KOH → KCl + H2O

+ Phản ứng tạo thành chất khí:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol

B. Phenol có tính axit yếu hơn etanol

C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH

D. Phenol không có tính axit.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Loại C vì: Phenol ít tan trong nước

Loại D vì: Do ảnh hưởng của vòng benzen đến OH dẫn tới phenol có tính axit.

Loại B vì: Vòng benzen hút e của nhóm OH làm mật độ điện tích trên OH giảm, liên kết O-H phân cực mạnh hơn. Nguyên tử H của nhóm OH linh động hơn so với ancol nên phenol có tính axit mạnh hơn etanol

Câu 2: Hãy chọn phát biểu sai:

A. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.

B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.

C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.

D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phenol có tính axit yếu hơn cả H2CO3.

Câu 3: C6H5ClNaOHX+(CO2+H2O)Ydd Br2Z . Tên gọi của hợp chất Z là:

A.1,3,5-tribromphenol

B.2,4,6-tribromphenol

C.3,5-dibromphenol

D. phenolbromua

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

C6H5Cl + 2NaOH to,p C6H5ONa (X) + NaCl + H2O

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH (Y) + NaHCO3

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và rượu etylic tác dụng với Na dư thu được 25,2 hỗn hợp muối. Cho m/10 gam lượng hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 10ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của rượu và phenol là:

A. 0,1 và 0,1

B. 0,2 và 0,2

C. 0,2 và 0,1

D. 0,18 và 0,06

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 0,5 H2

x x mol

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5 H2

y y mol

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

0,01 0,01 mol

Ta có hệ phương trình:

116x+68y=25,2x=0,01.10x=0,1y=0,2

Câu 5: Một hỗn hợp phenol và rượu thơm X đơn chức. Lấy 20,2 gam hỗn hợp này tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng 20,2 gam hỗn hợp này phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức phân tử của X là

A. C7H8O

B.C4H8O

C.C6H6O

D.C6H6O2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Gọi công thức phân tử của X là ROH

Chỉ có phenol tác dụng với NaOH

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

0,1 0,1 mol

mC6H5OH=0,1.94=9,4gmX=20,29,4=10,8 gam

Có nX = nNaOH → MX =R + 17 =108. X là rượu thơm.

Công thức phân tử của X là C7H8O.

Câu 6: Vì sao phenol có lực axit mạnh hơn ancol và phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen ?

A. Do phenol có phân tử khối lớn hơn

B. Do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm OH

C. Do liên kết hidro

D. Cả A và C

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Đó là do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm hiđroxyl như sau:
Cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử oxi do ở cách các electron π của vòng benzen chỉ một liên kết α làm cho mật độ electron dịch chuyển vào vòng benzen. Điều đó dẫn tới các hệ quả sau:
* Liên kết O−H trở nên phân cực hơn, làm cho nguyên tử H linh động hơn. Tính axit mạnh hơn ancol.
* Mật độ electron ở vòng benzen tăng lên, nhất là ở các vị trí op, làm cho phản ứng thế dễ dàng hơn so với benzen và đồng đẳng của nó.
* Liên kết C−O trở nên bền vững so với ở ancol, vì thế nhóm OH phenol không bị thế bởi gốc axit như nhóm OH ancol.

Câu 7: Để sơ cứu cho người bị bỏng phenol người ta sử dụng hóa chất nào sau đây?

A. Glixerol

B. NaOH đậm đặc

C. H2SO4

D. NaCl

Hướng dẫn

Đáp án A

Phenol tan nhiều trong glixerol nên glixerol sẽ kéo dần phenol ra ngoài.

NaOH đậm đặc phản ứng với phenol nhưng là hóa chất gây ăn mòn da, không được sử dụng để sơ cứu.

Câu 8: Cho các hợp chất thơm đều có CTPT C7H8O lần lượt tác dụng được với Na và NaOH thì số chất phản ứng được với Na, NaOH và không tác dụng được với cả Na và NaOH lần lượt là

A. 4, 3, 1

B. 4, 4, 0

C. 3, 3, 1.

D. 4, 3, 0

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Các hợp chất thơm có CTPT C7H8O là:

+ Phenol: o, m, p - CH3C6H4OH

+ Ancol: C6H5CH2OH

+ Ete: C6H5OCH3

- Tác dụng với Na: o, m, p - CH3C6H4OH; C6H5CH2OH (4 chất)

- Tác dụng với NaOH: o, m, p - CH3C6H4OH (3 chất)

- Không tác dụng với NaOH và Na: C6H5OCH3 (1 chất)
Câu 9:Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch NaOH; HCl; Br2; HNO3; CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Có 4 chất phản ứng với phenol là: (CH3CO)2O; NaOH; HNO3; Br2

PTHH:

(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH (phản ứng điều chế este của phenol)

NaOH + C6H5OH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Câu 10: Phản ứng hóa học: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5– là gốc phenyl) chứng tỏ:

A. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic

B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic

C. Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic

D. Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phenol có tính axit yếu nó còn yếu hơn cả nấc 1 của axit H2CO3 và không làm đổi màu quỳ tím vì thế muối natriphenolat bị CO2 và H2O đẩy ra khỏi dd tạo thành phenol.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C6H6Fe,to+Br2XNaOH,toY+HClZ

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. C6H5Br , C6H5OH , C6H5Cl

B. C6H5Br , C6H5ONa , C6H5OH

C. C6H5Br , C6H5ONa , C6H5Cl

D. C6H5Br , C6H5OH , HOC6H2(Cl)3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

C6H6Fe,to+Br2C6H5Brto,p,xt+NaOH dacC6H5ONa+HClC6H5OH

PTHH:

C6H6 + Br2 Fe,toC6H5Br + HBr

C6H5Br + 2NaOH to,p,xtC6H5ONa + H2O + NaBr

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi