Phản ứng hóa học

CH4 + O2 → CO2 + H2O | CH4 ra CO2

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng CH4 + O2 hay CH4 ra CO2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CH4 có lời giải, mời các bạn đón xem:

CH4 + 2O2 C3H8 + 2Cl2 → C3H6Cl2 + 2HCl | CH4 ra CO2 CO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng CH4 tác dụng với oxi

CH4 + 2O2 t° CO2 + 2H2O

2. Hiện tượng của phản ứng CH4 tác dụng với oxi

- Phản ứng tạo khí làm đục nước vôi trong.

3. Cách tiến hành phản ứng CH4 tác dụng với oxi

- Đốt khí metan trong khí oxi rồi dẫn sản phẩm thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch nước vôi trong.

4. Mở rộng về tính chất hoá học của ankan

- Ở nhiệt độ thường, các ankan không tác dụng với dung dịch axit, dung dịch kiềm và các chất oxi hóa như dung dịch KMnO4 (thuốc tím)...

- Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các ankan dễ dàng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách hiđro và phản ứng cháy. 

4.1. Phản ứng thế bởi halogen

- Clo có thể thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan.

Phương trình hóa học:

          CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl

          CH3Cl + Cl2 as CH2Cl2 + HCl

          CH2Cl2 + Cl2 as CHCl3 + HCl

          CHCl3 + Cl2 as CCl4 + HCl

CH4 + O2 → CO2 + H2O | CH4 ra CO2

- Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự metan.

Nhận xét:

- Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.

4.2. Phản ứng tách

- Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các ankan có phân tử khối nhỏ bị tách hiđro thành hiđrocacbon không no tương ứng.

Thí dụ:

CH3 – CH3 500Co,xt CH2 = CH2 + H2

- Ở nhiệt độ cao và chất xúc tác thích hợp, ngoài việc bị tách hiđro, các ankan còn có thể bị phân cắt mạch cacbon tạo thành các phân tử nhỏ hơn.

Thí dụ:

          CH3 – CH2 – CH3 to,xtC2H6+CH4C3H6+H2

4.3. Phản ứng oxi hóa

- Khi bị đốt, các ankan đều cháy, tỏa nhiều nhiệt.

          CnH2n + 2 + 3n+12O2 to nCO2 + (n + 1)H2O

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 4,48 lít khí metan là

A. 6,72 lít

B. 8,96 lít

C. 9,52 lít

D. 10,08 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Số mol CH4 là: nCH4=4,4822,4= 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2+2H2O0,2       0,4                                  (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có nO2= 0,4 mol

Vậy thể tích khí oxi cần dùng là VO2= 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Câu 2: Khí metan phản ứng được với chất nào sau đây?

A. CO2

B. HCl

C. CO

D. O2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình phản ứng: CH4+2O2toCO2+2H2O

Câu 3: Khối lượng CO2 và H2O thu được khi đốt cháy 16 gam khí metan là

A. 44 gam và 36 gam

B. 44 gam và 18 gam

C. 22 gam và 18 gam

D. 22 gam và 36 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Số mol của CH4 là: nCH4=1616= 1 mol

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2+2H2O1                            1           2            (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có:

nCO2 = 1 mol suy ra mCO2= 1.44 = 44 gam

nH2O= 2 mol suy ra mH2O= 2.18 = 36 gam

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam khí metan thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của m là

A. 10,2 gam

B. 7,8 gam

C. 8,8 gam

D. 9,6 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số mol của CO2 là: nCO2=13,4422,4 = 0,6 mol

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2+2H2O0,6                         0,6                       (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có: nCH4= 0,6 mol

Vậy khối lượng của CH4 là: m = 0,6.16 = 9,6 gam.

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí CH4 bằng cách

A. Đẩy không khí (ngửa bình).

B. Đẩy axit.

C. Đẩy nước (úp bình)

D. Đẩy nước (ngửa bình).

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

CH4 không tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy nước và đặt úp bình.

Câu 6: Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa metan và khí clo là

A. Có ánh sáng

B. Có axit làm xúc tác

C. Có sắt làm xúc tác

D. Làm lạnh.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa metan và khí clo là có ánh sáng

Phương trình phản ứng: CH4+Cl2ánh sángCH3Cl+HCl

Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Metan có nhiều trong khí quyển.

B. Metan có nhiều trong nước biển.

C. Metan có nhiều trong nước ao, hồ.

D. Metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu và mỏ than.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu và mỏ than.

Câu 8: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là

A. 40% và 60%

B. 80% và 20%

C. 75% và 25%

D. 50% và 50%

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ta có: %mC = 1216.100%= 75%

%mH = 100% - 75% = 25%

Câu 9: Khí metan có lẫn khí cacbonic, để thu được khí metan tinh khiết cần

A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.

C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.

D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom dư.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Khí metan có lẫn khí cacbonic, để thu được khí metan tinh khiết cần dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.

Khí CO2 phản ứng bị giữ lại, khí metan không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được metan tinh khiết.

Phương trình phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Câu 10: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của metan?

A. Làm mất màu dung dịch nước brom.

B. Tác dụng với oxi tạo thành CO2 và nước.

C. Tham gia phản ứng thế.

D. Tác dụng với clo khi có ánh sáng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Metan không làm mất màu dung dịch brom.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi