Bài văn nghị luận về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của nam nguyen

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

29/04/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những câu nói hay và ý nghĩa nhất trong văn hóa dân gian Việt Nam. Câu nói này có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là chúng ta cần phải biết ơn và tôn trọng những người đã làm việc để cho chúng ta có được những thành quả. Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nhận được những lợi ích từ những người khác mà không hề nhận ra. Chẳng hạn như khi chúng ta ăn một quả trái ngon lành, chúng ta thường chỉ nghĩ đến sự thích thú của mình mà không nghĩ đến những người đã trồng cây, chăm sóc và thu hoạch quả đó. Chúng ta cũng thường quên đi những người đã giúp đỡ chúng ta trong công việc, học tập hay cuộc sống hàng ngày. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nhắc nhở chúng ta rằng, để có được những thành quả, chúng ta cần phải biết ơn và tôn trọng những người đã làm việc để cho chúng ta có được những thành quả đó. Chúng ta cần phải nhớ đến những người đã giúp đỡ chúng ta và trân trọng công lao của họ. Ngoài ra, câu tục ngữ này còn có ý nghĩa khác, đó là chúng ta cần phải biết ơn và tôn trọng những người đã truyền lại cho chúng ta những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc. Chúng ta cần phải học tập và giữ gìn những giá trị đó để truyền lại cho thế hệ sau. Tóm lại, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một câu nói hay và ý nghĩa trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, để có được những thành quả, chúng ta cần phải biết ơn và tôn trọng những người đã làm việc để cho chúng ta có được những thành quả đó. Chúng ta cũng cần phải giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Thảo Thanh

29/04/2023

Mình khuyên bạn chỉ lấy bài này làm mẫu đừng chép hết vì đây không phải lời văn của bạn. Khi tự ghi bằng lời văn của mình sẽ hay hơn.

Câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc và đúng với thực tế. Đó là những kết tinh trí tuệ của ông cha ta để lại dùng để răn đe con cháu đời sau biết cách làm người. Các câu tục ngữ áy tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng lại mang đến ý nghĩa sâu sắc.

Những thứ chúng ta được thừa hưởng là những thành quả không phỉ do mình tạo ra, nhưng nó cũng không phải tự nhiên mà có. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ muốn nói chúng ta khi ăn thứ trái, quả nào đó thì ta phải nhớ ơn của người trồng bởi vì nếu không có người trồng, chăm sóc thì chúng ta sẽ không có những quả chín ngọt. Mà ý nghĩa của câu tục ngữ còn muốn nhắc nhở ta phải biết ơn và tôn trọng người tạo ra thành quả đó, không nên chỉ nhớ đến thành công ta đạt được ta còn cần phải nhớ đến người đã giúp đỡ ta có được thành công đó.

*mình khuyên bạn nên tự đưa ra dẫn chứng và phần phản biện*

đề xuất 1 số dẫn chứng

+ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3

+ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

+ngày vulan báo hiếu

+Các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì chiến tranh

+...

đề xuất 1 số phản biện

+Ăn cháo đá bát

+chạy theo lối sống phưng tây mà quên đi cội nguồn

+những người bất hiếu, đánh đập, trộm cắp tiền của cha mẹ

+quên đi người dạy dỗ mình nên người

Kết bài

Đến đây tôi muốn dặn lòng mình "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Nhớ đến người thầy người cô, người cha mẹ, người giúp đỡ mình,nguời cho mình một cuộc sống bình yên. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại đúc kết những bài học quý giá, những bài học về đạo đức, đạo lí làm người. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống này.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
LucaTomm

29/04/2023

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có.

Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Vận Ngô

9 giờ trước

Tóm tắt nội dung từng đoạn văn của bài người đàn ông cô độc giữa rừng tập 1 ngữ văn 7 cánh diều Giải hộ mình câu này với các bạn
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân. (đừng viết quá ạ , viết vừa đủ và hay ạ)
Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ích kỷ là gì?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved