nghị luận về bạo lực học đường của học sinh

Trả lời câu hỏi của kim quyen

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

15/06/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bạo lực học đường của học sinh là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân và kẻ thủ ác. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, học tập và phát triển của học sinh. Nguyên nhân của bạo lực học đường có thể bao gồm các yếu tố như: áp lực học tập, sự cạnh tranh, sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, gia đình, xã hội, văn hóa và giáo dục. Ngoài ra, việc thiếu sự quan tâm, giám sát và kiểm soát của phụ huynh, giáo viên và nhà trường cũng có thể góp phần vào việc gia tăng bạo lực học đường. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan như phụ huynh, giáo viên, nhà trường và cơ quan chức năng. Các biện pháp có thể áp dụng để giảm thiểu bạo lực học đường bao gồm: tăng cường giáo dục về đạo đức, tình cảm, kỹ năng xã hội cho học sinh; tạo ra môi trường học tập an toàn, thân thiện và tôn trọng nhân phẩm của mỗi học sinh; tăng cường giám sát và kiểm soát của phụ huynh, giáo viên và nhà trường. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần phải có sự thay đổi trong tư duy và hành vi của từng cá nhân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đối xử tốt với nhau, đặc biệt là trong môi trường học tập. Chỉ khi mỗi người chúng ta thực sự hiểu được giá trị của sự tôn trọng và đối xử tốt với nhau, chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề bạo lực học đường một cách hiệu quả.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Dzie

16/06/2023

Môi trường học đường là môi trường học tập cung cấp cho chúng ta kiến thức, kỹ năng cùng các hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường học đường- nơi an toàn và được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người đang ngày một thay đổi. Nó bị bao phủ bởi màu sắc ảm đạm của những lời nói tục chửi bậy, những hành vi vô lễ, những hành động gian lận… Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vấn nạn bạo lực học đường. Bạo lực học đường là gì? Đó là những hành vi ứng xử thô bạo gây tổn hại thân thể, tinh thần của người khác bất chấp ý lí lẽ. Bạo lực học đường là điểm nóng của ngành giáo dục hiện nay và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đối tượng của bạo lực học đường không chỉ gói gọn là giữa học sinh mà còn là cả thầy cô giáo. Bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau. Nhưng diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức là đánh đập thể xác, lăng mạ tinh thần qua mạng xã hội, cô lập trong lớp học. Nó lôi kéo sự tham gia không chỉ của một cá nhân mà thông thường là một nhóm sẽ cùng xúc phạm, đánh đập đối tượng nào đó. Chúng ta thấy xôn xao trên dư luận vụ nhóm nữ sinh cấp ba ở Hưng Yên đánh đập, lột đồ bạn học chỉ vì xích mích cá nhân. Rồi mười nữ sinh ở Quảng Ninh đánh hội đồng hai bạn học vào chiều ngày 6 tháng 4 năm 2019. Rất nhiều vụ việc bạo lực học đường thương tâm như vậy đang ngày ngày xảy ra. Chúng ta còn biết đến vụ việc cô giáo Hải Phòng phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, thầy giáo tát vào mặt, đánh vào đầu khiến học sinh nhập viện. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau như vậy nên hành vi của nhiều người tưởng chừng trêu đùa nhưng rất có thể dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Vậy đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Nó có thể bắt đầu xảy đến từ những hành vi tưởng chừng vô hại, là “chuyện nhỏ” như nói móc, nhìn đểu, ghen ghét trong học tập, yêu đương. Các em học sinh còn quá nhỏ để nhận thức được hành vi và dễ dàng bị tác động từ phim ảnh, sách báo bạo lực. Suy nghĩ, hành động trong cơn nóng giận đến mất kiểm soát. Sự giáo dục thiếu hoàn chỉnh do non nớt trong tư duy cùng với sự thờ ơ của gia đình. Tất cả tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm mống bạo lực học đường và khi có điều kiện nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta đều biết đến những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây đến đối với cả hai đối tượng là nạn nhân và người gây ra bạo lực. Nạn nhân của hành vi bạo lực học đường sẽ chịu tổn thương cả về thể xác, tinh thần. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Cha mẹ, bạn bè người bị hại thì hoang mang lo lắng cho nạn nhân. Trong họ và xã hội đều có cái nhìn cảnh giác với môi trường học tập. Người gây ra bạo lực cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả cho những sai lầm của mình. Người đó sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, làm hỏng tương lai của chính mình và trở thành nỗi xấu hổ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Dưới áp lực từ dư luận, dù là nạn nhân hai người bạo hành thì hậu quả để lại của bạo lực học đường đều rất nghiêm trọng đối với tương lai và sự phát triển của họ. Giải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết. Và giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về bạo lực học đường là yếu tố then chốt. Cần phải nhân rộng sự hiểu biết của mọi người để phòng tránh, ngăn chặn những hành vi không tốt. Hãy kết nối mọi người với nhau bằng tình yêu thương sự bao dung và lòng nhân ái. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để tạo ra môi trường giáo dục và tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Còn đối với những trường hợp cố tình vi phạm, pháp luật phải có những xử lý, răn đe cho phù hợp để ngăn chặn bạo lực học đường dù chỉ là mầm mống. Mỗi cá nhân hãy cùng đóng góp sức lực để ngăn chặn bạo lực học đường. Phải có quan điểm nhận thức rõ ràng, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Hình thành, rèn luyện, tu dưỡng những đức tính tốt đẹp. Tuyệt đối không a dua theo bè kết phái và làm ra những hành vi đáng xấu hổ. Đừng để con quỷ giận dữ trong bạn điều khiển. Trở thành nạn nhân hay người gây ra bạo lực học đường đều không phải mong muốn tốt đẹp. Hãy có ý thức để tự bảo vệ chính bản thân bạn và người xung quanh bạn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Shadow Thief

15/06/2023

Hoặc bạn có thể tham khảo bài này:

Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, trường học đã ra đời. Ở đó các em học sinh được học tâp và vui chơi, được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô trong lớp và nhà trường. Tuy nhiên những tiêu cực trong nhà trường không phải là không có. Mà nổi bật nhất chính là bạo lực học đường. Bạo lực học đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại không chỉ về phía nhà trường mà phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm. Bởi nó có tầm ảnh hưởng, sự tác động sâu sắc với thế hệ trẻ. Và gần đây nó lại càng trở nên phổ biến, mức độ nghiêm trọng cũng ngày càng gia tăng. Một hồi chuông cảnh tỉnh với cả xã hội không chỉ riêng nhà trường và phụ huynh của những em học sinh có hành vi bạo lực học đường. Trong bài viết này, tôi thực sự muốn mình có thể phần nào giúp mọi người hiểu hơn về vấn nạn này.


Bạo lực học đường trước hết là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, gây nên những tổn thương tinh thần cũng như thể xác cho người khác trong phạm vi trường học. Trong phạm vi trường học ở đây không phải là những hành vi ấy xảy ra trong trường học mà là trong phạm vi nhà trường quản lí. Hiện nay, bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng, là mối đe dọa lớn trong giáo dục, trở thành một vấn nạn nguy hại tới cộng đồng. Hành động bạo lực học đường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Có thể là lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, dùng những từ ngữ mang tính đe dọa làm tổn thương tinh thần của người khác. Và nặng hơn nữa và cũng phổ biến nhất chính là đánh đập, tra tấn, làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Trường hợp này là phổ biến nhất. Chính vì vậy mà nhiều người không nghĩ rằng đe dọa người khác cũng là hành vi bạo lực học đường. Nhưng không, những lời nói cũng có khả năng sát thương cao mà bạn không thể lường trước được. Sự phổ biến của bạo lực học đường rất dễ bạn có thể thấy được. Nếu bạn là người thích đọc báo, chắc chắn dễ dàng lục lọi trong trí nhớ của mình những bài viết về những vụ bạo lực học đường gây rúng động xã hội. Chỉ cần vài thao tác rất nhanh trên trang google, bạn cũng có thể tìm thấy hàng loạt những clip hay bài viết về chúng. Nguy hiểm hơn nữa, nững vụ bạo lực học đường gần đây còn có cả nhóm tổ chức rất “chuyên nghiệp”. Đối tượng của bạo lực học đường rất đa dạng nhưng chủ yếu chỉ là giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên là trường hợp ít gặp hơn. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi thiếu suy nghĩ này cũng hết sức nhỏ nhặt. Đôi khi chỉ là nhìn đểu, nói móc, giật người yêu hay đơn giản là ghét. Những nguyên nhân sâu sa dẫn đến những hành vi này khá nhiều. Có thể kể đến là do sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi của bản thân, sự non nớt về kĩ năng sống và quan điểm sống của giới trẻ. Ngoài ra là do bị ảnh hưởng bởi những văn hóa bạo lực như phim ảnh, các trò chơi bạo lực, đồ chơi bạo lực…

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
crupbanh

15/06/2023

Timi trả lời oke phết, b tham khảo nha

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Shadow Thief

15/06/2023

trả lời hơi thừa nha bạn
avatar
level icon
Shadow Thief

15/06/2023

Bạo lực học đường trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp. Tính chất và mức độ không ngừng tăng cao. Vấn nạn này trở thành một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối trong xã hội. Vậy làm thế nào để phòng chống bạo lực học đường?



Trước tiên, mỗi người cần hiểu rõ thế nào là bạo lực? Bạo lực là hành vi gây tổn hại đến người khác. Bao gồm tổn hại về cơ thể và tinh thần. Biểu hiện cụ thể như: đánh đấm vào cơ thể, mắng chửi, xỉ nhục, nói xấu, tung tin trên mạng, đụng chạm vào những vùng nhạy cảm, quấy rối, xâm hại, thậm chí bỏ rơi, không quan tâm, cô lập bạn cũng là một hành vi bạo lực...


Nguyên nhân đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp nhau đồ đạc, nói xấu nhau, tung ảnh của nhau trên mạng xã hội, hiểu nhầm nhau, đọc trộm tin nhắn của nhau cũng dẫn tới bạo lực...


Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình. Một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau thậm chí chúng thường xuyên bị đánh đập cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực.


Trong thời đại cách mạng 4.0, các em bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ mạng xã hội. Mạng xã hội vô tình đã định hướng ngôn ngữ và hành vi của bản thân các em. Mấy ngày nay, bản thân ngạc nhiên khi thấy rất nhiều học sinh nói câu: “Em làm vậy bố em đánh em không trượt phát nào!”. Tôi tò mò hỏi một em “Sao cô thấy mấy bạn hay dùng câu đó thế? Câu đó xuất phát từ đâu?” Bạn học sinh đó trả lời: Trên mạng đấy cô. Người nói là Fan cứng của anh “Khá Bảnh”. Vì khi anh ấy đi cắt tóc giống anh Khá thì bố anh ấy đã đánh anh ấy không trượt phát nào.


Đối với nhà trường cần nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật. Hoạt động này khá đa dạng như thành lập tổ tư vấn tâm lí, giáo dục thông qua các giờ học, giờ sinh hoạt lớp, mời chuyên gia tâm lí.


Khi học trò có xích mích, mâu thuẫn thì giáo viên cần giúp học sinh tìm những cách giải quyết xích mích, mẫu thuẫn lịch sự, có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Thầy giáo cô giáo phải là nơi tin tưởng để các em tìm đến để nhờ tư vấn và giúp đỡ.


Đặc biệt, nhà trường cần tạo một không gian thân thiện, lành mạnh, xây dựng tổ tư vấn tâm lí học đường. Thầy giáo, cô giáo chính là những người sẽ giúp học trò vượt qua khủng hoảng tâm lí tuổi mới lớn và giúp các con tìm ra cách giải quyết tình huống tốt nhất.


Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý nghiêm minh.


Cách thứ nhất, tìm cách tách khỏi môi trường ấy tạm thời. Kế sách mà chúng ta vẫn hay đùa vui đó là: trong ba sáu kế, kế chuồn là thượng sách. Lí do là bởi khi đó, người gây bạo lực cho chúng ta họ đang ở trạng thái tâm lí nóng giận, dễ bị kích động nên cách tốt nhất là ta sẽ tìm cách tách khỏi môi trường ấy tạm thời bằng việc đi đến một chỗ nào đó. Để cả ta và người gây bạo lực cho ta giữ bình tĩnh. Tuy nhiên, sau đó, khi đã bình tĩnh thì sẽ quay trở lại để nói chuyện hoặc giải quyết vấn đề hiểu lầm dẫn tới mâu thuẫn và bạo lực đó.


Trong trường hợp chúng ta bị kẻ gây bạo lực khống chế thì bình tĩnh quan sát tình huống và tìm cách để thoát thân bằng một số cách sau:


- Khi bị nắm tay và kéo đi. Ta có thể dùng đầu gối hoặc dùng cùi trỏ đánh lại, tìm khe hở của tay để thoát ra


- Khi bị ôm ghì từ phía sau ta có thể huých vào tay, dẫm vào chân hoặc tìm cách ngồi xuống và bỏ chạy


Cách thứ hai là có thể tìm người tin cậy để giúp đỡ. Ví dụ: Ở trường, ta có thể báo, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô. Ở nhà, có thể nói với bố mẹ hoặc báo công an…


Tóm lại dù là giáo viên, phụ huynh hay học sinh đều phải có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường. Nên mỗi người cần phải biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và có lòng vị tha. Như vậy mới có thể nói không với bạo lực học đường.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Nha Phuong

10 giờ trước

hoàng hạc lâu
avatar
level icon
Nha Phuong

10 giờ trước

hoàng hạc lâu
avatar
level icon
Nha Phuong

11 giờ trước

văn bản: Hoàng Hạc Lâu
avatar
level icon
Nha Phuong

11 giờ trước

văn bản: Hoàng Hạc Lâu
Tóm tắt các sự việc được kể trong từng phần của văn nỗi buồn chiến tranh
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved