09/10/2023
09/10/2023
09/10/2023
Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các yếu tố sau đây:
– Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời và nó được bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong quá trình xây dựng đất nước và giữ nước, trong truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái của toàn bộ người dân Việt Nam. Khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc ta, trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước vẫn luôn là dòng chảy xuyên suốt có ý nghĩa quan trọng.
+ Chủ nghĩa yêu nước của nhân dân cũng đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Cũng bởi truyền thống yêu nước của dân tộc đã trở thành sức mạnh động lực mạnh mẽ thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu nước cho dân tộc ta.
– Tinh hoa văn hoá nhân loại là nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Tinh hoa văn hoá nhân loại sự kết hợp của văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sau khi tìm hiểu đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
+ Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là những nhà Nho yêu nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người và nhiều tư tưởng của các nhà hiền triết phương Đông được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng. Trong quá trình tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của những quan điểm Nho giáo này.
+ Trước khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và nhiều tư tưởng khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới để các tư tưởng đó phù hợp với dân tộc và thời đại mới.
+ Như vậy, ta nhận thấy rằng, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây.
– Chủ nghĩa Mác – Lênin:
+ Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh cũng đã từng đặt chân đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái và chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh:
Lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của Hồ Chí Minh và do Người sáng tạo ra dựa trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan. Từ những trải nghiệm thực tế và việc được tiếp xúc với các nguồn tư tưởng mới đã hình thành tư tưởng của Người.
+ Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm có chí cứu nước, giúp nhân dân được độc lập, tự do.
+ Với tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo cùng với tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới cũng chính là những đức tính rất dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Các phẩm chất đó cũng dần được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và từ đó đã tạo ra tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Trong đó, nguồn gốc quan trọng nhất là điều kiện lịch sử-xã hội, vì nó tạo ra những yêu cầu khách quan và nhu cầu bức thiết cho cách mạng Việt Nam.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
06/06/2025
06/06/2025
06/06/2025
Top thành viên trả lời