phân tích 7 câu thơ đầu bài "đồng chí" của Chính Hữu

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của datdt0912

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

06/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này được sáng tác vào đầu năm 1948 sau khi tác giả và đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ bắt đầu bằng bảy câu thơ đầu tiên, mô tả về tình đồng chí thắm thiết và sâu nặng của những người lính cách mạng. Câu thơ đầu tiên: "Quê hương anh nước mặn, đồng chua" - Tác giả sử dụng hình ảnh quê hương mặn mà, đồng chua để miêu tả sự khắc nghiệt của cuộc sống và môi trường mà người lính phải đối mặt. Câu thơ thứ hai: "Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" - Tác giả miêu tả về điều kiện kinh tế khó khăn của quê hương và công việc gian khổ của người dân. Câu thơ thứ ba: "Anh với tôi đôi người xa lạ" - Tác giả nhấn mạnh sự xa lạ ban đầu giữa hai người, nhưng qua cuộc chiến, họ trở thành đồng chí thân thiết. Câu thơ thứ tư: "Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau" - Tác giả nhấn mạnh sự ngẫu hứng và không định trước trong việc gặp gỡ và kết nối với nhau. Câu thơ thứ năm: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" - Tác giả miêu tả sự đoàn kết và sẵn sàng hy sinh của người lính trong cuộc chiến. Câu thơ thứ sáu: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" - Tác giả nhấn mạnh sự đoàn kết và tình cảm tri kỉ giữa các đồng chí trong những đêm lạnh giá. Câu thơ thứ bảy: "Đồng chí!" - Tác giả kết thúc bài thơ bằng từ "Đồng chí!", tạo nên sự gắn bó và tình đồng chí chặt chẽ giữa các người lính. Tổng thể, bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu đã thành công trong việc phác họa và tả hiện tình đồng chí, tình đoàn kết và tình cảm tri kỉ của người lính cách mạng.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
TuyetNhung

06/11/2023

Câu trả lời uy tín

Nhà thơ Chính Hữu nổi tiếng bởi những tác phẩm viết về người lính trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Các tác phẩm của ông luôn đong đầy những nỗi niềm về tình đồng chí đồng đội và cả tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ "Đồng chí" là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông được in trong tập "Đầu súng trăng trao". Bài thơ được đánh giá rất cao bởi giá trị nghệ thuật và ý nghĩa mà nó mang lại. Tình đồng chí, đồng đội được tác giả thể hiện ngay trong bảy câu thơ đầu của bài thơ này.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã tiết lộ cho người đọc biết về xuất thân của những người lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Những từ ngữ ấy thật bình dị, cũng thật chân thực để nói về xuất thân của những người lính. Họ là những người nông dân nghèo, bởi tình yêu quê hương đất nước đã thôi thúc họ rời bỏ quê hương để lên đường ra trận chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ở đây, tác giả đã sử dụng kết cấu câu sóng đôi, đối ứng để tạo nên sự gần gũi "quê hương anh - làng tôi", "nước mặn đồng chua - đất cày lên sỏi đá". Hoá ra, những người lính ấy có hoàn cảnh xuất thân thật giống nhau, đều là những người ra đi từ những làng quê nghèo khó.

Việc nhà thơ sử dụng thành ngữ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" lại càng gợi ra trước mắt người đọc sự nghèo khói của những vùng quên nghèo ven biển đất quanh năm bị nhiễm mặn. Đó là sự cực khổ của những vùng quê miền núi, nơi đất đai khô cằn toàn những sỏi đá. Và cũng có lẽ bởi sự đồng cảm với cảnh ngộ giống nhau, nên vừa chỉ mới gặp nhau nhưng:

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"

Họ từ những con người xa lạ, từ nhiều vùng quê khác nhau về đây tụ họp, họ cùng đứng chung một hàng ngũ và mang trong mình những lý tưởng và mục đích chiến đấu giống nhau. Nhà thơ ở đây đã sử dụng từ "đôi" mà không dùng từ "hai" để gợi lên sự gần gũi, thân thiết ngay từ khi họ mới gặp mặt. Mặc dù là tự nhiên, họ "chẳng hẹn" thế nhưng cuộc gặp gỡ này lại như đã được sắp đặt từ trước đó rồi. Lời hẹn ấy chính là lời hẹn với quê hương đất nước, lời hẹn chiến đấu anh dũng để giành lại những ngày tháng tự do của Tổ quốc, của dân tộc.
Tình đồng chí của họ cũng được vun đắp thêm từng ngày, qua từng nhiệm vụ chiến đấu:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Hai câu thơ giống như một bức tranh chân thật về hình ảnh của người lính trong kháng chiến. Ở đây, nhà thơ vẫn sử dụng hình ảnh sóng đôi "dúng bên súng, đầu sát bên đầu" để miêu tả. Hình ảnh "súng bên súng" không chỉ là miêu tả hình ảnh người lính mà còn thể hiện cho những vất vả mà đời lính phải trải qua. Với người lính, cây súng là một vật vô cùng quan trọng, nó đại diện cho sự lý trí, cho sức chiến đấu của những chú bộ đội. Trên đường hành quân ấy, có những lúc thật mệt mỏi và những người lính đã ngồi lại bên nhau. Khi đó, tình đồng chí lại càng trở nên gắn bó, bền chặt hơn bao giờ hết.

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Câu thơ ấy vừa cho người đọc thấy được hiện thực nơi chiến khu Việt Bắc, cũng chính là những sự khó khăn mà người lính phải trải qua. Cái lạnh, cái giá buốt về đêm thật khắc nghiệt làm sao. Thế nhưng cho dù môi trường sinh hoạt có khó khăn đến đâu thì những người ính đã tự ủ ấm cho nhau bằng cách đắp chung với nhau tấm chăn mỏng. Cho dù thời tiết ngoài kia có lạnh giá đến đâu thì tình đồng chí, đồng đội cũng đã sưởi ấm cho họ để cùng nhau cảm nhận được những ấm áp từ trong lòng. Và rồi họ trở thành những "đôi tri kỷ", họ thân thiết, thấy hiểu nhau hơn. Câu thơ ấy nghe có vẻ giá lạnh, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những ấm áp toả ra từ tình đồng chí, đồng đội.

Câu thơ cuối giống như một sự đặc biệt, sự thiêng liêng cao cả được gói gọn trong hai tiếng "Đồng chí". Hai tiếng ngắn mà sao nghe thân thuộc đến như vậy. Dường như tình đồng chí, đồng đội chẳng có từ ngữ nào diễn tả được hết vẻ đẹp của tình cảm này. Đó là những tiếng gọi đầy xúc cảm từ con tim, phải trân trọng biết bao nhiêu mới thốt được lên hai tiếng ấy. "Đồng chí!" như một sự gắn kết và làm rõ thêm được sự trân trọng mà tác giả dành cho những người đồng chí. Hai từ ấy thật bình dị mà sao lại sâu sắc đến vậy. Câu thơ đã càng làm rõ thêm vẻ đẹp tinh thần, sức mạnh của những người lính cách mạng.
Bảy câu thơ đầu của bài thơ Đồng chí đã cho người đọc hiểu thêm về tình đồng chí. Tình cảm ấy đã tồn tại thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc nói chung. Sự cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội đã và đang góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong những tháng ngày chiến tranh khắc nghiệt. 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Vận Ngô

9 giờ trước

Tóm tắt nội dung từng đoạn văn của bài người đàn ông cô độc giữa rừng tập 1 ngữ văn 7 cánh diều Giải hộ mình câu này với các bạn
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân. (đừng viết quá ạ , viết vừa đủ và hay ạ)
Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ích kỷ là gì?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved