viết văn nêu cảm xúc của em về bài thơ đưa con đi học của nhà thơ tế hanh

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của con cac

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Đưa con đi học" của nhà thơ Tế Hanh đã khiến em cảm thấy rất xúc động và cảm động. Bài thơ mang đến cho em một cảm giác ấm áp và thiêng liêng về tình cha con. Em cảm nhận được tình yêu thương chân thành và sự quan tâm từ người cha dành cho đứa con bé bỏng của mình. Từng câu thơ trong bài thơ đều truyền tải đến em những hình ảnh tươi sáng và đẹp đẽ. Em có thể cảm nhận được sự trầm lắng của mùa thu, khi mặt trời mới ló dạng, sương còn đọng trên cỏ và lúa đang thì ngậm sữa. Điều này khiến em nhớ đến những buổi sáng rực rỡ và tươi mới khi cha đưa em đi học. Em cảm nhận được tình yêu thương và niềm tự hào của cha dành cho con. Cha luôn muốn con được học hỏi và trưởng thành, để có một tương lai tươi sáng. Tình yêu quê hương và đất nước cũng được thể hiện qua bài thơ này. Cha mong muốn con trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Bài thơ "Đưa con đi học" đã khiến em nhận ra tình cảm thiêng liêng và cao đẹp của tình phụ tử. Tình yêu và sự hy sinh của cha dành cho con là vô giá và không thể đo lường bằng bất cứ thứ gì. Em cảm thấy biết ơn và tự hào vì có một người cha yêu thương và quan tâm như vậy. Tổng kết lại, bài thơ "Đưa con đi học" của nhà thơ Tế Hanh đã khiến em cảm thấy xúc động và cảm động về tình cha con. Em hiểu rõ hơn về tình yêu thương và sự hy sinh của cha dành cho con. Bài thơ đã để lại trong em những cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa về tình phụ tử trong cuộc sống.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Nguyenlan444

08/11/2023

Câu trả lời uy tín

Đưa con đi học là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Tế Hanh. Với một chủ đề không mới, nội dung không mới nhưng bài thơ vẫn truyền tải những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc đến với người đọc. Sức hấp dẫn của bài thơ Đưa con đi học đến từ tình cảm chân thành, mộc mạc, từ tình yêu thương con cái bao la của những bậc làm cha, làm mẹ. Vì thế trải qua năm tháng bài thơ này vẫn có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.
Bài thơ Đưa con đi học có kết cấu giống như một câu chuyện kể: Đó là hành trình đưa con đi học, nhập trường trong những ngày đầu tiên của năm học mới. Đứa trẻ ấy còn nhỏ, mới nhận trường, nhận lớp và nhận cô nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, lo lắng. Người cha đã đưa con trên con đường thân thuộc để đến trường, lặng lẽ dõi theo con vào lớp học, động viên con nhiều điều ý nghĩa để con có thể tự tin bước vào lớp, chinh phục con đường tìm kiếm tri thức sau này. Lời thơ vô cùng mộc mạc, giản dị nhưng chân thành đã chạm thật sâu đến trái tim của người đọc.
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Mùa thu ngày khai trường là một thời điểm vô cùng quan trọng với mọi lứa tuổi học sinh. Người cha ấy đã gác lại tất cả công việc bộn bề để dành thời gian đưa con đến trường. Khép vào vai cha, cảnh vật trước mắt hiện lên thật tươi đẹp, bình dị và thân thuộc. Những hạt sương còn đọng lại bên đường, dưới ánh nắng của mùa thu nhẹ nhàng chiếu vào ngời lên như những hạt ngọc trong. Khung cảnh bình dị mà sao tươi đẹp lạ lùng. Theo bước chân của hai cha con, cảnh làng quê hiện ra với cánh đồng lúa thơm ngào ngạt , xanh mướt trải dài như tít tắp. Khung cảnh ấy gần gũi, yêu thương làm sao, nó thân thuộc vì gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.
Phép so sánh “Hương lúa toả bao la/ Như hương thơm đất nước” giúp hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm và làm cho câu thơ thêm sinh động. Hương đất nước là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng chỉ vẻ đẹp, sự ngọt ngào, thuỷ chung của quê hương, đất nước. So sánh hương thơm của lúa với hương thơm của đất nước giúp ý thơ trở nên cô đọng, người đọc cũng cảm nhận được “mùi hương” thân quen, bình dị của quê hương. Cũng cảm nhận được sự trân trọng của nhà thơ với những thứ bình dị, thân thuộc của quê hương. Chính những cánh đồng lúa, những bãi cỏ trải dài, những ao sen thơm ngát… là biểu tượng của quê hương, xứ sở, là miền yêu dấu nâng bước chân của con người.
Đứa trẻ hào hứng vì được nhận lớp, nhận trường nhưng cũng lo lắng vì trường mới, bạn mới. Sự lo lắng ấy đã được người cha an ủi, động viên vỗ về bằng cử chỉ quan tâm, yêu thương “ Con ơi đi với cha/ trường của con phía trước”. Trường ở phía trước và tương lai của con cũng ở phía trước. Con hãy mạnh dạn bước tiếp để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Người đọc cảm nhận được những lời nhắn nhủ, dặn dò cũng là niềm mong mỏi của người cha muốn gửi đến con. Trong đó có biết bao sự yêu thương, trìu mến, biết bao tình cảm đong đầy không nói hết của bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào.
“Thơ hay là thơ nói ít mà hiểu nhiều”. Bài thơ không nói nhưng người đọc cảm nhận trọn vẹn tình yêu thương của cha dành cho con. Qua bài thơ chúng ta đều thêm tin yêu, tự hào với quê hương giản dị mà nghĩa tình. Tự hào vì trên bước đường của mỗi người luôn có cha mẹ sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ vô điều kiện.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Rinndepzz

  Đưa con đi học là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Tế Hanh. Với một chủ đề không mới, nội dung không mới nhưng bài thơ vẫn truyền tải những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc đến với người đọc. Sức hấp dẫn của bài thơ Đưa con đi học đến từ tình cảm chân thành, mộc mạc, từ tình yêu thương con cái bao la của những bậc làm cha, làm mẹ. Vì thế trải qua năm tháng bài thơ này vẫn có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.

  Bài thơ Đưa con đi học có kết cấu giống như một câu chuyện kể: Đó là hành trình đưa con đi học, nhập trường trong những ngày đầu tiên của năm học mới. Đứa trẻ ấy còn nhỏ, mới nhận trường, nhận lớp và nhận cô nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, lo lắng. Người cha đã đưa con trên con đường thân thuộc để đến trường, lặng lẽ dõi theo con vào lớp học, động viên con nhiều điều ý nghĩa để con có thể tự tin bước vào lớp, chinh phục con đường tìm kiếm tri thức sau này. Lời thơ vô cùng mộc mạc, giản dị nhưng chân thành đã chạm thật sâu đến trái tim của người đọc.

Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc

  Mùa thu ngày khai trường là một thời điểm vô cùng quan trọng với mọi lứa tuổi học sinh. Người cha ấy đã gác lại tất cả công việc bộn bề để dành thời gian đưa con đến trường. Khép vào vai cha, cảnh vật trước mắt hiện lên thật tươi đẹp, bình dị và thân thuộc. Những hạt sương còn đọng lại bên đường, dưới ánh nắng của mùa thu nhẹ nhàng chiếu vào ngời lên như những hạt ngọc trong. Khung cảnh bình dị mà sao tươi đẹp lạ lùng. Theo bước chân của hai cha con, cảnh làng quê hiện ra với cánh đồng lúa thơm ngào ngạt , xanh mướt trải dài như tít tắp. Khung cảnh ấy gần gũi, yêu thương làm sao, nó thân thuộc vì gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.

  Phép so sánh “Hương lúa toả bao la/ Như hương thơm đất nước” giúp hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm và làm cho câu thơ thêm sinh động. Hương đất nước là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng chỉ vẻ đẹp, sự ngọt ngào, thuỷ chung của quê hương, đất nước. So sánh hương thơm của lúa với hương thơm của đất nước giúp ý thơ trở nên cô đọng, người đọc cũng cảm nhận được “mùi hương” thân quen, bình dị của quê hương. Cũng cảm nhận được sự trân trọng của nhà thơ với những thứ bình dị, thân thuộc của quê hương. Chính những cánh đồng lúa, những bãi cỏ trải dài, những ao sen thơm ngát… là biểu tượng của quê hương, xứ sở, là miền yêu dấu nâng bước chân của con người.

    Đứa trẻ hào hứng vì được nhận lớp, nhận trường nhưng cũng lo lắng vì trường mới, bạn mới. Sự lo lắng ấy đã được người cha an ủi, động viên vỗ về bằng cử chỉ quan tâm, yêu thương “ Con ơi đi với cha/ trường của con phía trước”. Trường ở phía trước và tương lai của con cũng ở phía trước. Con hãy mạnh dạn bước tiếp để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Người đọc cảm nhận được những lời nhắn nhủ, dặn dò cũng là niềm mong mỏi của người cha muốn gửi đến con. Trong đó có biết bao sự yêu thương, trìu mến, biết bao tình cảm đong đầy không nói hết của bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào.

  “Thơ hay là thơ nói ít mà hiểu nhiều”. Bài thơ không nói nhưng người đọc cảm nhận trọn vẹn tình yêu thương của cha dành cho con. Qua bài thơ chúng ta đều thêm tin yêu, tự hào với quê hương giản dị mà nghĩa tình. Tự hào vì trên bước đường của mỗi người luôn có cha mẹ sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ vô điều kiện.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Vận Ngô

8 giờ trước

Tóm tắt nội dung từng đoạn văn của bài người đàn ông cô độc giữa rừng tập 1 ngữ văn 7 cánh diều Giải hộ mình câu này với các bạn
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân. (đừng viết quá ạ , viết vừa đủ và hay ạ)
Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ích kỷ là gì?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved