soạn bài gió lạnh đầu mùa

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Rainydayy

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài "Gió lạnh đầu mùa" là một truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6. Bài viết kể về hai chị em Sơn và Lan sinh ra trong một gia đình khá giả. Nội dung chính của bài viết xoay quanh cuộc sống và mối quan hệ giữa hai chị em trong gia đình. Bố cục của bài viết được chia thành ba phần: phần 1 mô tả cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn và Lan, phần 2 kể về sự thay đổi trong cuộc sống của hai chị em khi mẹ mất, và phần 3 nói về sự thay đổi trong tâm trạng của Sơn sau khi nhìn thấy cảnh chim di cư. Tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" được viết bởi nhà văn Thạch Lam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
jennykim

08/11/2023

Câu trả lời uy tín

1. Tác giả

- Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.

- Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

- Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.

- Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn.

- Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

- Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.

- Một số tác phẩm:

Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942)
Tiểu thuyết: Ngày mới (1939)
Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)...
2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937).

b. Tóm tắt

Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.

c. Bố cục

Gồm 3 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “ rơm rớm nước mắt ”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.
Phần 2. Tiếp đến “ ấm áp vui vui ”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.
Phần 3. Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.
Đọc - hiểu văn bản
1. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn những ngày gió đầu mùa

- Khung cảnh mùa đông:

Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét.
- Cảnh sinh hoạt của mọi người trong gia đình

Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn.
Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống.
Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em.
Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản.
Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động.
2. Cảnh hai chị em Sơn chơi đùa ở chợ

- Hoàn cảnh của những đứa trẻ ở chợ: chúng ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ; môi thâm tím lại, da thịt thâm đi; mỗi cơn gió đến là lại run lên…

- Thái độ của chị em Sơn: vẫn thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Cuộc trò chuyện với Hiên:

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.
Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần thì trông thấy con bé co ro đứng bên cột quá, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc?”
Khi biết Hiên chỉ có mỗi một chiếc áo để mặc, Sơn nói với chị rằng sẽ đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Chị Lan đồng ý, chạy về nhà đem áo đến.
3. Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo

- Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện hai chị em cho Hiên áo bông cũ.

- Sợ mẹ mắng, Sơn vội chạy đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo, nhưng không thấy Hiên.

- Khi về đến nhà, hai chị em ngạc nhiên khi thấy mẹ Hiên đang ở trong nhà, và mang áo sang trả.

- Mẹ Sơn đã hỏi thăm, cho mẹ Hiên mượn 5 hào để may áo cho con.

- Mẹ Sơn không trách mắng mà âu yếm ôm vào lòng.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
fdsssf

08/11/2023

Câu 1:

Người kể ngôi thứ ba.

Câu 2:

- Nhà Sơn giàu, còn các nhỏ nghèo nhưng Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với các bạn;

- Hăm hở chạy về nhà lấy áo đem cho Hiên.

→ Lòng nhân hậu, trong sáng của trẻ thơ.

Câu 3:

- Khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên: nhớ em, cảm động và thương nhớ em…

- Khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: động lòng thương như ban sáng Sơn thương nhớ em Duyên…

→ Sơn giàu tình cảm, giàu trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương mọi người.

Câu 4:

Sơn thấy trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui → Sự vui vẻ, hạnh phúc khi trao tặng yêu thương, chia sẻ tới mọi người.

Câu 5:

Theo em thì không bởi vì Sơn là một em nhỏ ngây thơ sợ mẹ mắng và Sơn hiểu mẹ rất quý chiếc áo đấy nên mới đi đòi lại.

Câu 6 :

- Mẹ Hiên tuy nghèo khổ nhưng cư xử đứng đắn, tự trọng khi trả lại áo.

- Mẹ Sơn điều kiện khá giả, cư xử nhân hậu, tế nhị khi cho tiền may áo khác.

Câu 7:

Em thích những đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu thiên nhiên, khung cảnh đang diễn ra, đó cũng là lí do Sơn hành động như thế và thấy được cảm nhận tinh tế trong tâm hồn Sơn.

Câu 8:

*Giống: Hoàn cảnh nghèo khổ, quần áo rách rướm…

*Khác:

- Cô bé bán diêm:

+ Mồ côi mẹ, phải tự kiếm sống.

+ Không có ai để chia sẻ.

+ Không nhận được yêu thương.

- Hiên:

+ Mồ côi cha, không phải tự đi kiếm ăn.

+ Có bạn bè chơi đùa cùng.

+ Nhận được sự quan tâm của nhà Sơn.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Rainydayy


Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể ngôi thứ ba.

Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nhà Sơn giàu, còn các nhỏ nghèo nhưng Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với các bạn;

- Hăm hở chạy về nhà lấy áo đem cho Hiên.

→ Lòng nhân hậu, trong sáng của trẻ thơ.

Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên: nhớ em, cảm động và thương nhớ em…

- Khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: động lòng thương như ban sáng Sơn thương nhớ em Duyên…

→ Sơn giàu tình cảm, giàu trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương mọi người.

Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Sơn thấy trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui → Sự vui vẻ, hạnh phúc khi trao tặng yêu thương, chia sẻ tới mọi người.

Câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Theo em thì không bởi vì Sơn là một em nhỏ ngây thơ sợ mẹ mắng và Sơn hiểu mẹ rất quý chiếc áo đấy nên mới đi đòi lại.

Câu 6 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Mẹ Hiên tuy nghèo khổ nhưng cư xử đứng đắn, tự trọng khi trả lại áo.

- Mẹ Sơn điều kiện khá giả, cư xử nhân hậu, tế nhị khi cho tiền may áo khác.

Câu 7 trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Em thích những đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu thiên nhiên, khung cảnh đang diễn ra, đó cũng là lí do Sơn hành động như thế và thấy được cảm nhận tinh tế trong tâm hồn Sơn.

Câu 8 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

*Giống: Hoàn cảnh nghèo khổ, quần áo rách rướm…

*Khác:

- Cô bé bán diêm:

+ Mồ côi mẹ, phải tự kiếm sống.

+ Không có ai để chia sẻ.

+ Không nhận được yêu thương.

- Hiên:

+ Mồ côi cha, không phải tự đi kiếm ăn.

+ Có bạn bè chơi đùa cùng.

+ Nhận được sự quan tâm của nhà Sơn.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Nguyễn Ngân

11 giờ trước

Đặt câu với thành ngữ: ăn xổi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo.
avatar
level icon
Nguyễn Ngân

11 giờ trước

Đọc và tóm tắt bài văn kể lại một trải nghiệm theo gợi ý ở dưới    Một buổi sáng đáng nhớ   Đó là một buổi sáng sớm đầu mùa hạ. Tôi bị đánh thức bởi tiếng “Meo! Meo!” như gào của Miu Xá...
Câu 7 : Ngoài tài lãnh đạo, Cô-phi An-nan còn nổi tiếng với những loại văn bản nào dưới đây? A. Văn bản nghệ thuật B. Văn bản chính luận C. Văn bản thuyết minh D. Văn bản hành chính
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu sau : Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?
viết đoạn văn tả phong cảnh
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved