viết 1 bài văn thuyết minh giải thích về hiện tượng bão (mn giúp mình với)

ADS
thumb up 1
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tuấn Anh nguyễn

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

09/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bão là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên các vùng biển và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến con người và tài sản. Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển, mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và được xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Hiện tượng bão thường xuất hiện hàng năm và có hàng trăm cơn bão lớn nhỏ trên khắp thế giới. Bão được hình thành do sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và sự xoay chuyển của Trái Đất. Đầu tiên, bão hình thành khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng lên, tạo ra một khu vực có áp suất thấp. Khi có sự chênh lệch áp suất giữa khu vực này và khu vực xung quanh, không khí bắt đầu di chuyển từ khu vực áp suất cao đến khu vực áp suất thấp. Quá trình này tạo ra sự xoay chuyển của không khí, tạo thành một vùng xoáy, hay còn gọi là trung tâm của cơn bão. Khi cơn bão phát triển, nó có thể kéo dài hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn km. Các vùng xoáy trong cơn bão tạo ra gió mạnh và mưa lớn. Những cơn gió mạnh có thể gây ra các hiện tượng như lốc xoáy, sóng thần và lốc cát. Mưa lớn từ cơn bão có thể gây ra lũ lụt và sạt lở đất, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản. Để ứng phó với hiện tượng bão, người ta thường ngừng mọi hoạt động đánh bắt ngoài khơi khi bão xuất hiện và dần hình thành. Đồng thời, cần tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường để phòng tránh biến đổi khí hậu, một trong những nguyên nhân chính gây ra bão. Tóm lại, bão là một hiện tượng tự nhiên phức tạp và nguy hiểm. Hiểu rõ về cơ chế hình thành và phương pháp ứng phó với bão là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.7/5 (19 đánh giá)
thumb up 3
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân. Đây là một hiện tượng thiên nhiên cực kì nguy hiểm, vậy nên chúng ta cần tìm hiểu về nó để biết cách phòng tránh.

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa). Mắt bão Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Có hai nguyên nhân chính hình thành nên bão. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ con người. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém. Thứ hai, nguyên nhân khách quan từ tự nhiên. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước. Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay. Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Vậy bão gây ra hậu quả như thế nào? Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.

Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế. 

Một số biện pháp phòng tránh bão đó là xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão, cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão, thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cơ sở vật chất để chống bão.

Từ những vấn đề trên, ta thấy rằng bão là một hiện tượng thiên nhiên mang lại nhiều tác hại đến con người và thiên nhiên. Vì vậy hãy chủ động theo dõi đài báo trong trường hợp có cơn bão tới để biết cách phòng tránh kịp thời.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.6/5 (9 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân. Đây là một hiện tượng thiên nhiên cực kì nguy hiểm, vậy nên chúng ta cần tìm hiểu về nó để biết cách phòng tránh.

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa). Mắt bão Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Có hai nguyên nhân chính hình thành nên bão. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ con người. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém. Thứ hai, nguyên nhân khách quan từ tự nhiên. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước. Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay. Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Vậy bão gây ra hậu quả như thế nào? Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.

Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế. 

Một số biện pháp phòng tránh bão đó là xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão, cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão, thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cơ sở vật chất để chống bão.

Từ những vấn đề trên, ta thấy rằng bão là một hiện tượng thiên nhiên mang lại nhiều tác hại đến con người và thiên nhiên. Vì vậy hãy chủ động theo dõi đài báo trong trường hợp có cơn bão tới để biết cách phòng tránh kịp thời.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.6/5 (5 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận
Tuấn Anh nguyễn Bão là một hiện tượng tự nhiên mạnh mẽ và nguy hiểm, được hình thành trong khí quyển. Nói một cách đơn giản, bão là một cơn gió mạnh đi kèm với mưa, sấm sét và sự thay đổi áp suất không khí. Bão thường được hình thành dưới tác động của nhiệt độ cao, độ ẩm và sự khác biệt áp suất. Quá trình hình thành bão bắt đầu khi một vùng không khí nóng và ẩm tăng cao trên mặt đất. Điều này thường xảy ra trên mặt biển, nơi mà nhiệt độ cao và hơi nước dễ dàng bay hơi lên không khí. Khi không khí nóng và ẩm tăng lên, nó trở nên nhẹ hơn và bắt đầu nâng cao sự tạo áp lực không khí lên trên. Trong quá trình này, không khí từ các vùng có áp suất cao di chuyển vào khu vực có áp suất thấp. Điều này tạo ra sự chênh lệch áp suất và tạo ra gió. Gió bắt đầu thổi từ khu vực có áp suất cao đến khu vực có áp suất thấp. Khi gió thổi qua mặt biển nó tạo ra sự ma sát với bề mặt nước, giúp nâng cao độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Vùng không khí nóng và ẩm tiếp tục tăng cao và nâng áp suất không khí lên, tạo ra một vùng áp suất thấp. Đồng thời, gió càng thổi mạnh và tạo ra sự xoáy với sự giúp đỡ của hiệu ứng Coriolis - một hiện tượng do quỹ đạo quay của Trái Đất. Khi gió xoáy quanh vùng áp suất thấp, nó tạo ra một hệ thống xoáy được gọi là bão. Bão thường có vòng xoáy ở trung tâm, được gọi là "mắt bão". Đây là nơi áp suất không khí thấp nhất và không có gió. Xung quanh mắt bão là vùng mây đen và mưa rất mạnh. Gió xoáy trong cấu trúc bão này tạo ra cơn gió mạnh và mưa lớn, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường và con người. Bão có thể được dự đoán và theo dõi bằng cách sử dụng các công nghệ và hệ thống quan trắc hiện đại. Điều này giúp cung cấp cảnh báo sớm cho người dân và các cơ quan chức năng để chuẩn bị và ứng phó với hiểm họa từ bão. Tổng kết lại, bão là một hiện tượng tự nhiên mạnh mẽ và nguy hiểm, được hình thành do sự tương tác giữa áp suất không khí và thời tiết. Hiểu về quá trình hình thành bão giúp chúng ta nhận biết và ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại gây ra cho con người và môi trường.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.4/5 (9 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi