avatar
level icon
ngọc

23/11/2023

Em hãy lấy bốn ví dụ có trách nhiệm pháp lý sau 1 trách nhiệm hình sự 2 trách nhiệm dân sự 3 trách nhiệm hành chính 4 trách nhiệm kỷ luật hãy làm cho mình 4 cái ví dụ đó

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của ngọc

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

23/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
1. Ví dụ về trách nhiệm pháp lý hình sự: Một người vận chuyển ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang. Do đó, người này sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự và phải đối mặt với các hình phạt theo quy định của pháp luật. 2. Ví dụ về trách nhiệm dân sự: Một người lái xe gây tai nạn giao thông và gây thương tích cho người khác. Người lái xe này sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại cho người bị thương theo quy định của pháp luật. 3. Ví dụ về trách nhiệm hành chính: Một công ty vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường. Cơ quan chức năng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động để công ty này chịu trách nhiệm hành chính. 4. Ví dụ về trách nhiệm kỷ luật: Một giáo viên vi phạm quy định nội quy trường học bằng việc không đúng giờ dạy học và thiếu trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Nhà trường có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo, kỷ luật nặng hơn hoặc thậm chí sa thải để giáo viên này chịu trách nhiệm kỷ luật.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
ngthimaianh

23/11/2023

1. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình...

Ví dụ: A 18 tuổi vào nhà B lúc B đi vắng để lấy trộm một chiếc xe máy trị giá 18 triệu động.

2. Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm dân sự. Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; phạt vi phạm... Trách nhiệm dân sự cũng có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm kỉ luật nhà nước mà những hành vi này cũng xâm hại đến quyền dân sự của cá nhân, tổ chức trong xã hội (mà đồng thời cũng vi phạm dân sự).

Ví dụ: A mâu thuẫn cá nhân với B, bèn lên Facebook và các mạng xã hội khác chửi bới, nói xấu, nhục mạ B. Ở đây, phát sinh trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm cho B, đồng thời hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng mức độ vi phạm của A.

3. Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề...

Ví dụ: A 18 tuổi uống rượu, lái xe máy chạy quá tốc độ. Bị cảnh sát giao thông dừng xe xử phạt vi phạm hành chính về lỗi nồng độ cồn, chạy quá tốc độ theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, A bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung theo quy định của văn bản hành chính này.

4. Trách nhiệm kỉ luật nhà nước được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật nhà nước có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, hạ bậc lưorng, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc thôi học... Loại trách nhiệm pháp lí này có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm dân sự mà đồng thời cũng vi phạm kỉ luật nhà nước.

Ví dụ: A là công chức nhà nước nhưng có hành vi, ứng xử thiếu văn hóa trong quá trình tiếp dân tại trụ sở của cơ quan nhà nước. A bị thủ trưởng (người đứng đầu đơn vị ra quyết định phạt cảnh cáo theo điều 21, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí,.... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta...
viết đoạn văn giải thích vì sao giới trẻ hiện nay không yêu quý lao động
avatar
level icon
Ngân Kim

31/08/2024

Quê e ở Phú Yên ạ. Đừng trl mấy bài tỉnh khác ạ e c.ơn
avatar
level icon
Ngân Kim

31/08/2024

Quê e Phú Yên ạ. E c.ơn
avatar
level icon
Rosebuds

31/08/2024

Câu 2: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ? A. Lắng nghe ý kiến của mọi người. B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn. C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa. D. Cả A,B,C
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved