phân tích bài thơ sau: Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le Hỡi ai lẳng lặng mà nghe, Dữ dặn việc trước, lành dè thân sau. Trai thời trung hiếu làn đầu, gái thời tiết lạnh là câu trau mình. Có Người ở qu...

thumb up 1
thumb down
Trả lời câu hỏi của An Cao

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ trên là bài thơ "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ này nói về cuộc đời và sự tu hành của nhân vật chính là Lục Vân Tiên. Trong bài thơ, Lục Vân Tiên được miêu tả là một người hiếu học, tu dưỡng đức tích cực. Anh ta đã từng học tại quận Đông Thanh và đã sinh ra một đứa con hiền lành. Lục Vân Tiên đã theo học các môn văn, võ và đã tham gia vào các cuộc thi văn nghệ. Lục Vân Tiên đã tìm đến thầy để xin về sau khi đã hoàn thành việc tu học của mình. Anh ta tự hào về những thành tựu của mình và muốn được trở về để gặp gỡ mọi người. Tuy nhiên, thầy giáo đã bàn luận với Lục Vân Tiên về những khó khăn và tai nạn trong cuộc sống và khuyên anh ta phải cẩn thận để bảo vệ bản thân. Từ đó, bài thơ tiếp tục miêu tả sự lo lắng và quyết tâm của Lục Vân Tiên để bảo vệ mình và tiếp tục cuộc sống tu hành của mình. Đó là phân tích sơ lược về bài thơ "Lục Vân Tiên".
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
minhminh

08/12/2023

Câu trả lời uy tín

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một trong những nhà thơ lớn nhất của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Truyện “Lục Vân Tiên” là tác phẩm xuất sắc của ông được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, thể hiện lý tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích trên thể hiện tấm lòng của Lục Vân Tiên đối với người thầy của mình khi tạ thầy xin về đi thi.
Mở đầu đoạn trích là những lời thơ giới thiệu về Lục Vân Tiên, nhân vật chính của truyện thơ:
Trước đèn xem truyện Tây minh,
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Có người ở quận Đông Thanh,
Tu nhân tích đức, sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên,
Tuổi vừa hai tám, nghề chuyên học hành.
Qua những vần thơ trên, chúng ta có thể thấy rằng Lục Vân Tiên là người quận Đông Thanh, hai mươi tám tuổi và đang học hành chăm chỉ để thi cử. Cụ Đồ Chiểu còn nêu lên phẩm chất thời bấy giờ của người con trai và con gái. Đó là người con trai phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu còn con gải phải biết giữ gìn tiết hạnh.
Khổ thơ thứ hai trong đoạn trích là lời tạ xin của Lục Vân Tiên với thầy mình:
Theo thầy nấu sử xôi kinh,
Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao.
Văn đà khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì.
Xảy nghe mở hội khoa thi,
Vân Tiên vào tạ tôn sư xin về:
“Bấy lâu cửa thánh dựa kề,
“Đã tươi khí tượng lại xuê tinh thần.
“Nay đà gặp hội phong vân,
“Ai ai mà chẳng lập thân buổi này.
Lục Vân Tiên hiện lên là một con người tài năng văn võ toàn tài. Nghe tin khoa thi được tổ chức nên Vân Tiên đã tạ xin thầy để về thi cử vốn muốn rạng danh gia tộc cũng như có cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó thấy rằng, Lục Vân Tiên là người có ý chí cầu tiến, không bỏ lỡ thời cơ trước mắt.
Khổ thơ thứ ba trong đoạn trích thể hiện ý chí quyết tâm của chàng trai Lục Vân Tiên:
“Chí lăm bắn nhạn ven mây,
“Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa.
“Làm trai trong cõi người ta,
“Trước lo báo bổ sau là hiển vang.”
Tôn sư bàn luận tai nàn,
Gẫm trong số hệ khoa tràng còn xa.
Mây trời chẳng dám nói ra,
Xui thầy thương tớ xót xa trong lòng.
Sau dầu tỏ nỗi đục trong,
Phải toan một phép để phòng hộ thân.
Lời nói của Vân Tiên đã thể hiện rõ ý chí quyết tâm của mình phải trở thành một đấng nam nhi lầm rạng danh quê hương, gia đình. Tuy nhiên thầy của Vân Tiên có đôi mắt nhìn xa trông rộng nên thầy đã tính toán rằng đường tới khoa thi còn xa nên có thể gặp phải những bất trắc không ai lường tới được. Điều này khiến ông khuyên Vân Tiên nên có những dự tính trước để đề phòng bất trắt. Qua đó, có thể thấy thầy của Vân Tiên là một người suy nghĩ chu toàn và yêu thương học trò mình hết mực.
Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong đoạn thơ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.
Qua đoạn thơ trên, ta thấy được hình ảnh Lục Vân Tiên được hiện lên với những nét vẽ đầu tiên đầy khí khái. Từ đó thể hiện tình cảm của tác giả dành cho nhân vật Lục Vân Tiên, đó là sự lý tưởng hóa hình tượng trong lòng tác giả.

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Dâu gacha

08/12/2023

An CaoBài thơ trên có vẻ là một đoạn trích từ một tác phẩm văn học, nhưng không rõ ràng là từ tác phẩm nào. Dưới đây là một phân tích dựa trên những thông tin có sẵn:

Bài thơ bắt đầu bằng hai câu "Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le, Hỡi ai lẳng lặng mà nghe", nhấn mạnh vào ý nghĩa của lòng nhân ái và sự lắng nghe. Tiếp theo, bài thơ đề cập đến việc quan tâm đến công việc trước, để có cuộc sống an lành sau này.

Bài thơ tiếp tục miêu tả về một người ở quận Đông Thanh, người tuân thủ đạo đức và sinh con hiền lành. Người này được đặt tên là Lục Vân Tiên và đã từng học hành chăm chỉ từ khi còn rất trẻ.

Sau đó, bài thơ kể về việc Vân Tiên tham gia một cuộc thi văn võ và xin về thăm tôn sư. Vân Tiên tỏ ra vui mừng và tự hào vì đã có thành tích tốt trong cuộc thi và sự khí tượng tinh thần của mình đã được cải thiện. Bài thơ cũng nhấn mạnh rằng ai ai cũng nên tham gia vào cuộc sống và không nên bỏ lỡ cơ hội.

Tiếp theo, bài thơ đề cập đến việc Vân Tiên bắn nhạn ven mây, biểu trưng cho sự thành công và danh tiếng của mình. Người ta nói rằng Vân Tiên làm người trong xã hội phải lo lắng về tương lai và báo hiếu trước, để được khen ngợi sau này.

Cuối cùng, bài thơ nói về sự đau lòng của tôn sư khi nghe tin Vân Tiên gặp khó khăn và phải toan tính để bảo vệ bản thân. Mây trời không dám nói ra điều này, tượng trưng cho sự im lặng và không thể giúp đỡ. Tôn sư bàn luận về tai nạn này và cảm thấy xót xa trong lòng.

Tuy nhiên, do thiếu thông tin về tác giả và ngữ cảnh, phân tích trên chỉ mang tính chất đoán định và có thể không chính xác.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

giúp tui huhu
một bữa no có nằm trong văn bản sgk không? Giúp mình với!
Câu 8 : “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin b...
Theo e , Chí Phèo trong truyện Chí Phèo là người như thế nào ?
Hình ảnh thơ tiêu biểu của bài " Giữ lấy màu xanh" của Giang Nam
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved