bàn về thơ có ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" trong khi đó lại có ý kiến cho rằng "gốc của thơ là tình cảm" em hiểu hai ý kiến trên như thế nào ?dựa vào bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ hãy làm sáng t...

thumb up 2
thumb down
Trả lời câu hỏi của sunnyyyyy

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

28/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
The statement "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" suggests that a good poem is like a feast of words, emphasizing the importance of the language and its artistic qualities. On the other hand, the statement "gốc của thơ là tình cảm" emphasizes that the essence of poetry lies in emotions and feelings. Based on the poem "Mùa Xuân Nho Nhỏ," we can see how these two perspectives are reflected. The poem uses carefully chosen words and vivid descriptions to create a beautiful imagery, which can be seen as a feast of words. The poet's use of metaphors, similes, and other literary devices enhances the poetic experience for the readers. At the same time, the poem also conveys deep emotions and feelings. It captures the essence of spring, evoking a sense of joy, renewal, and hope. The poet's use of sensory details and emotional language allows readers to connect with the poem on an emotional level. Therefore, in the context of the poem "Mùa Xuân Nho Nhỏ," we can say that it supports both perspectives. It demonstrates the idea that a good poem is indeed a feast of words, while also highlighting the importance of emotions as the foundation of poetry.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

Có ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" trong khi đó lại có ý kiến cho rằng "gốc của thơ là tình cảm". Đây là đều là những ý kiến bổ sung cho nhau, nó được cụ thể thông qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.

Ý kiến "Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ"  ý nói cái hay của bài thơ trước hết là nhờ cái hay của ngôn từ (sống động, phong phú…), giống như sự hấp dẫn của những ”món ăn” ngon bằng ngôn từ. Một bài thơ ngôn ngữ trúc trắc, sáo rỗng, tầm thường thì không thể gọi là thơ hay. Ngược lại, bài thơ hay là khi nó bày ra trước độc giả một “bữa tiệc ngôn từ”, với những ngôn từ được nhà thơ công phu lựa chọn, tổ chức, biến nó từ lời bình thường trở thành nghệ thuật (vừa thể hiện tâm hồn thi nhân; vừa chính xác hàm súc; vừa có dấu ấn riêng của tác giả..). “Gốc của thơ là tình cảm” là nhấn mạnh tư tưởng tình cảm là then chốt quyết định giá trị của một bài thơ. Thơ là chuyện của tâm hồn, của lòng người cho nên việc thể hiện tất cả mọi vui buồn trong cuộc đời là một nhu cầu bức thiết của thơ. Hơn nữa tình cảm ấy thường tiêu biểu, điển hình, khơi dậy trong trái tim người đọc những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. Hai ý kiến là hai cách định nghĩa về thơ có sự nối tiếp những quan niệm trước đó. Một bên khẳng định sức mạnh của thơ là ở ngôn từ, một bên khẳng định sức mạnh của thơ nằm ở tư tưởng, tình cảm chứ không phải ở ngôn từ. 

Thanh Hải sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi nằm trên giường bệnh.Thời điểm và hoàn cảnh sáng tác không cho phép nhà thơ có đủ điều kiện để trau chuốt ngôn ngữ và hình ảnh. Thế nhưng, Mùa xuân nho nhỏ nhanh chóng chiếm lĩnh tâm hồn người đọc bởi lớp từ ngữ giản dị, tình cảm chân thực, đằm thắm, giọng điệu thiết tha. Bài thơ là tiếng lòng, là tình yêu cuộc sống nồng nhiệt của nhà thơ trước cuộc đời tươi xanh.

Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Sức mạnh của thơ 5 chữ là dễ nhớ, dễ thuộc, nhẹ nhành đi vào lòng người một cách tự nhiên và lưu giữ bền lâu ở trong đó.

Bài thơ có nhiều hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.

Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân. Từ mùa xuân đất trời đến màu xuân đất nước và rồi cuối cùng là mùa xuân trong lòng người. 

Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả. Ở đoạn đầu vui vẻ, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. Xu thế hướng nội nhưng không làm phai nhạt ánh sáng của mùa xuân, ánh sáng của niềm tin tưởng mà tác giả đã tinh tế kí thác trong từng câu từng chữ.

Hình ảnh lộc xuân làm đẹp ý thơ với cuốc sống lao động vẻ vang và nhiệm vụ chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ đất nước, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mua xuân đến mọi nơi trên đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng 

Lộc giắt đầy quanh lưng 

Mùa xuân người ra đồng 

Lộc trải dài nương mạ 

Tất cả như hối hả 

Tất cả như xôn xao”.

Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổi thay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy con người, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi của đất nước, của muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai, đã cùng người lao động hăng say ngoài đồng ruộng. 

Hình ảnh “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng” giúp ta liên tưởng đến những người chiến sĩ đang ngày đêm ôm súng bảo vệ nền hòa bình vừa mới hình thành, trên lưng họ mang cành lá nguy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống cả mùa xuân ước mơ của dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu diệt quân thù. “Lộc” gợi nghĩ đến những niềm tin mới vào tương lai của đất nước. Đó chắc hẳn là một niềm tin vững chắc, lớn lao, không gì thay đổi được 

Hình ảnh “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ” là những người nông dân cần mẫn ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. “Lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù,hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai. Có thể nói, chính con người đã tao nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. Thanh Hải có lẽ đã viết nên những câu thơ này bằng tất cả tình yêu cuộc sống, niềm say mê, háo hức trước mùa xuân đất trời.

Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã được mở rộng dần. Đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la. Nhà thơ tin tưởng, tư hào về tương lai tươi sáng của đất nước, cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn. Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh thật đẹp mang nhiều ý nghĩa . 

Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn nghìn năm dân tộc: 

“Ðất nước bốn nghìn năm 

Vất vả và gian lao 

Ðất nước như vì sao 

Cứ đi lên phía trước”. 

Bốn nghìn năm qua, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam. Cách nói “đất nước bốn nghìn năm” thể hiện niềm tự hào lớn lao của nhà thơ vào lịch sử hào hùng của dân tộc và tin tưởng vào tương lai phía trước. Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả”, “xôn xao”. “Hối hả” là rất vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn vó nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của nhà thơ như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người, muốn cùng nhịp chân hồ hởi đi xây dựng. Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng.

 “Sao” là một nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian. Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc. Qua đó, tác giả Thanh Hải bộc lộ niềm tư hào về mốt đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi và không một thế lực nào ngăn cản được. Nhất định đất nước ta, dân tộc ta cũng sẽ toả sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí, quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Ở câu thơ thứ hai, phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn, cảm xúc của nhà thơ là cảm xúc lạc quan, tin tưởng, ngoi ca sức sống của quê hương đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về.

Từ đó, có thể thấy rằng Mùa xuân nho nhỏ đã thể hiện rõ hai ý kiến trên với cách xây dựng ngôn từ tạo nên hình ảnh thơ đẹp cũng như thông điệp đầy ý nghĩa mà tác giả Thanh Hải mang đến. 

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Vinh Nguyễn

28/12/2023

✦ŋɠųყễŋ☆ąŋɧ⊰⊹

Ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ"

Ý kiến này cho rằng, một bài thơ hay trước hết phải có ngôn từ đẹp, giàu hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh..., khiến người đọc cảm thấy như đang thưởng thức một bữa tiệc ngôn từ. Ngôn từ trong thơ có thể là ngôn từ tự nhiên, giản dị, nhưng cũng có thể là ngôn từ được cách điệu, sáng tạo. Điều quan trọng là ngôn từ ấy phải có khả năng truyền tải được cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ, khiến người đọc rung động, đồng cảm.

Ý kiến "gốc của thơ là tình cảm"

Ý kiến này cho rằng, tình cảm là yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của một bài thơ. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, là nơi nhà thơ gửi gắm những cảm xúc, suy tư của mình về cuộc đời. Tình cảm trong thơ có thể là tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người, tình yêu cuộc sống..., nhưng dù là tình cảm gì, nó cũng phải chân thành, sâu sắc, có khả năng lay động trái tim người đọc.

Làm sáng tỏ hai ý kiến trên qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một bài thơ hay, thể hiện trọn vẹn hai ý kiến trên. Về ngôn từ, bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng giàu hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" được tác giả sử dụng xuyên suốt bài thơ, vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng. Nó tượng trưng cho những gì nhỏ bé, khiêm tốn nhưng vẫn đẹp đẽ, đáng trân trọng. Nhịp điệu bài thơ đều đặn, nhịp 2/2/2/2, tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Âm thanh trong bài thơ cũng được sử dụng một cách tinh tế, tạo nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

Về tình cảm, bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu đất nước của tác giả. Tình yêu ấy được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Tác giả yêu mùa xuân, yêu những gì nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống. Ông cũng yêu đất nước, yêu những người đồng đội của mình. Tình yêu ấy được thể hiện qua những hình ảnh thơ đẹp đẽ, những cảm xúc tha thiết, chân thành.

Cụ thể, trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", ngôn từ và tình cảm được thể hiện rõ nét qua những câu thơ sau:

Mùa xuân nho nhỏ của tôi
Lặng lẽ dâng cho đời

Câu thơ đầu tiên sử dụng hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" để nói về khát vọng sống, cống hiến của tác giả. Ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng vẫn thể hiện được tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả.

Tiếp theo, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống qua những câu thơ:

Tôi yêu người đồng đội
Cũng như yêu em
Tự bao đời nay
Tình thương muôn đời

Tình cảm ấy được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Tác giả yêu thương đồng đội như yêu thương người thân trong gia đình, yêu thương những gì bình dị, gần gũi trong cuộc sống.

Cuối cùng, tác giả thể hiện tình yêu đất nước qua những câu thơ:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Tình yêu ấy được thể hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Tác giả muốn cống hiến cho đất nước những gì nhỏ bé nhất của mình.

Như vậy, hai ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" và "gốc của thơ là tình cảm" đều đúng đắn, đều góp phần làm nên giá trị của một bài thơ. Ngôn từ và tình cảm là hai yếu tố bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút của thơ ca.

Kết luận

Ngôn từ và tình cảm là hai yếu tố quan trọng, không thể thiếu của một bài thơ hay. Ngôn từ đẹp, giàu hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh... sẽ giúp bài thơ trở nên hấp dẫn, cuốn hút, dễ đi vào lòng người. Tình cảm chân thành, sâu sắc sẽ khiến bài thơ trở nên giàu ý nghĩa, có sức lay động trái tim người đọc. Hai yếu tố này

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

✦ŋɠųყễŋ☆ąŋɧ⊰⊹

Ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" và ý kiến "gốc của thơ là tình cảm" đều đưa ra quan điểm về bản chất của thơ và cách thể hiện nó.


Ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" nhấn mạnh vào khía cạnh ngôn từ, hình ảnh và âm điệu trong thơ. Theo quan điểm này, thơ được coi là một nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hình ảnh tươi đẹp, những cảm xúc sâu sắc và những trải nghiệm tinh thần cho người đọc. Thơ được xem như một bữa tiệc ngôn từ, nơi người viết có thể sáng tạo và truyền đạt thông điệp của mình thông qua lời thơ.


Ý kiến "gốc của thơ là tình cảm" tập trung vào yếu tố cảm xúc và tình cảm trong thơ. Theo quan điểm này, thơ không chỉ là việc sắp xếp ngôn từ mà còn là cách để thể hiện những trạng thái tâm trạng, những cảm xúc sâu lắng của con người. Tình cảm là nguồn cảm hứng và động lực cho người viết thể hiện những suy nghĩ, trải nghiệm và cảm xúc của mình thông qua lời thơ.


Để làm sáng tỏ nhận định trên, ta có thể xem xét bài thơ "Mùa Xuân Nho Nhỏ" của tác giả Nguyễn Khuyến. Bài thơ này mang trong mình sự tươi vui, phấn khởi của mùa xuân và tình yêu thiên nhiên. Từng câu thơ được xây dựng với ngôn từ tươi sáng, hình ảnh tươi đẹp như "mùa xuân nho nhỏ nở hoa", "hoa đào rực rỡ trên cành", "gió nhẹ thoảng qua đồng cỏ". Những cảm xúc tình yêu thiên nhiên và sự hân hoan của mùa xuân được truyền đạt một cách tinh tế và sâu sắc qua từng dòng thơ.


Từ đó, ta có thể thấy rằng trong bài thơ "Mùa Xuân Nho Nhỏ", cả yếu tố ngôn từ và tình cảm đều được sử dụng một cách tinh tế và hài hòa. Ngôn từ và hình ảnh tươi đẹp tạo nên bữa tiệc ngôn từ trong thơ, trong khi tình cảm và cảm xúc sâu lắng là gốc của thơ, là nguồn cảm hứng và động lực để tác giả thể hiện những suy nghĩ và trạng thái tâm trạng của mình.


Tóm lại, bài thơ "Mùa Xuân Nho Nhỏ" là một ví dụ minh họa cho sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố ngôn từ và tình cảm trong thơ. Ngôn từ tươi đẹp và hình ảnh sắc nét tạo nên bữa tiệc ngôn từ, trong khi tình cảm và cảm xúc sâu lắng là gốc của thơ, mang đến sự sống

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Ý kiến "bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ" nhấn mạnh vào việc thể hiện sự tinh tế và sắc sảo trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh và âm điệu để tạo ra một tác phẩm thơ đẹp. Điều này cho rằng, thơ là một loại nghệ thuật ngôn ngữ, nơi người viết có thể sáng tạo và truyền đạt ý nghĩa thông qua việc chọn lựa từ ngữ và cấu trúc câu.

Ý kiến "gốc của thơ là tình cảm" cho rằng, thơ xuất phát từ cảm xúc và tình cảm của con người. Thơ không chỉ là việc sắp xếp các từ ngữ một cách tinh tế, mà còn là cách để thể hiện và chia sẻ những trạng thái tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc của người viết.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Vận Ngô

10 giờ trước

Tóm tắt nội dung từng đoạn văn của bài người đàn ông cô độc giữa rừng tập 1 ngữ văn 7 cánh diều Giải hộ mình câu này với các bạn
avatar
level icon
T͟A͟M͟A͟E͟

10 giờ trước

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân. (đừng viết quá ạ , viết vừa đủ và hay ạ)
avatar
level icon
T͟A͟M͟A͟E͟

10 giờ trước

Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
avatar
level icon
Nagi

10 giờ trước

Ích kỷ là gì?
avatar
level icon
Nagi

10 giờ trước

Ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved