Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh

ADS
thumb up 2
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

27/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Truyện ngắn "Quê hương" của Đào Quốc Thịnh là một tác phẩm văn học mang tính chất miêu tả và cảm nhận về quê hương. Tác giả đã sử dụng các chi tiết về địa điểm, vẻ đẹp và nhân vật để tái hiện một cách sống động cuộc sống ở quê nội. Về địa điểm, truyện diễn ra tại một xóm nghèo bên kia bờ sông Hồng. Môi trường sống ở đây được miêu tả qua con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa và mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau luỹ tre làng. Điều này cho thấy cuộc sống khó khăn và gian nan của người dân trong xóm. Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như bầu trời xanh thẳm không một gợn mây, vì sao trên trời và ánh trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Ánh trăng cũng rất đẹp khiến cho mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà trở nên lung linh và mộng mơ. Luỹ tre xanh mát rượi cùng ánh trăng rằm tạo nên không gian yên bình và dịu ngọt. Nhân vật trong truyện bao gồm bà nội, tôi, cô giáo và bố. Mỗi nhân vật đều có vai trò quan trọng trong việc tái hiện cuộc sống ở quê hương. Bà nội là biểu tượng của tình yêu thương và sự chăm sóc gia đình. Tôi là người kể chuyện, mang lại cho độc giả cái nhìn chân thực về cuộc sống ở quê hương. Cô giáo đại diện cho sự khích lệ và đánh giá cao những nỗ lực của tôi trong viết văn. Bố là người mang tính chất biểu tượng của sự lao động và kiên nhẫn. Tác phẩm "Quê hương" của Đào Quốc Thịnh đã thành công trong việc phản ánh cuộc sống ở quê hương thông qua các chi tiết miêu tả và nhân vật. Nó đã khắc họa được vẻ đẹp tự nhiên và con người của quê hương, từ đó gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
4.0/5 (8 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
baotran12

27/01/2024

Câu trả lời uy tín

“Quê hương” – hai tiếng thật bình dị mà thiêng liêng biết bao. Nhắc đến quê hương, trong trái tim ta trào dâng niềm cảm xúc thiết tha, bồi hồi. Bởi đó là gốc rễ, là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người,là một nơi mà ai đi xa cũng muốn về. Vậy mà, trong cuộc sống hiện đại, đôi khi “chiếc nôi ân tình” ấy lại bị một số người lãng quên để rồi trong  những phút giây tĩnh lặng của cuộc sống giật mình nhìn lại thấy mình vô tình. Đến với truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh, chúng sẽ cảm nhận được cái tình quê hương nồng nàn, da diết đến dường nào. Bức tranh quê ấm áp nghĩa tình hiện lên trong trang văn của cậu học trò nhỏ chứa chất biết bao nỗi ân hận xem lẫn với tình yêu bà, yêu quê cha đất tổ. Đọc “Quê hương”, mỗi chúng ta lại “giật mình” ngẫm lại chính mình để hướng thiện, trân quý, tự hào, biết ơn quê hương của mình nhiều hơn.

Truyện ngắn “Quê hương” là những dòng hoài niệm đong đầy cảm xúc sâu lắng, thiết tha xen lẫn với nỗi niềm suy tư, ân hận, một lần “giật mình” của người cháu đối với bà, đối với quê nhà nghĩa tình; từ đó, nhắc nhỏ, củng cố ở mỗi người ý thức, trách nhiệm đối với quê hương – nơi rau cắt rốn, cội nguồn sinh dưỡng ở mỗi người.

Câu chuyện được gợi ra từ một không gian lớp học, với “sự kiện” bài văn của nhân vật “tôi” được giáo đánh giá cao và đọc trước lớp. Cả lớp ngạc nhiên: “lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay” ; còn cô giáo khi đọc bài văn của “tôi” thì: “đi lại gần, hỏi tôi thoáng một chút nghi ngờ: Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và gần gũi đến như vậy?!” Trước những ánh mắt tò mò của các bạn trong lớp, chút nghi ngờ của cô giáo dạy Văn, nhân vật “tôi” đã nghĩ về người khơi nguồn cho cậu viết bài văn giàu cảm xúc về quê hương ấy: “Thưa cô… bà em… giúp em ạ!”. Cô giáo của cậu có chút căng thẳng và hỏi lại dồn dập: “Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?” khiến “tôi” lúng túng, trả lời cô ngập ngừng ngắt quãng, xen đó là nỗi nhớ người bà nội đã khuất ở quê: “Thưa cô, không ạ!… vâng, đúng ạ!”. Trong lòng “tôi” dâng lên cảm giác thất vọng, không nghĩ là quê nội của cậu nghèo đến thế: “Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: “Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa”. Đó cũng là cảm giác của biết bao đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố phồn hoa diễm lệ, quen được sống trong sung túc, đầy đủ tiện nghi,..khi trở về thăm quê hương – nơi cha mẹ mình đã sinh ra, lớn lên, nơi có ông bà và những người thân yêu của mình.

Điều đặc biệt, đó là tối ngày rằm nên trăng tròn và sáng: “bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện”. Trong câu chuyện của bà, cậu đã biết và hiểu sâu sắc hơn kí ức tuổi thơ của bố và đức hi sinh thầm lặng mà bà đã dành cho bố, biết bao yêu thương, sự chăm sóc tận tụy bà đã dành cho bố khiến lòng “tôi” rưng rưng xúc động: “bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây..”. Những câu chuyện kể của bà cứ thủ thỉ, tâm tình rót vào tai cậu, nghe sao mà thấm đến thế, và cậu nhận ra rằng: “Tình cảm quê mùa nhưng chân thật”.

+ Bà đã giúp cho “tôi” hiểu hơn, vì sao bà lại thích ở quê trong khi đó biết bao người ao ước được sống ở “góc trời sáng rực lên… đó là Hà Nội”, bà đã “quen mất rồi”, nhưng có lẽ điều sâu xa hơn mà bà muốn nhắc nhở cháu: “Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp như thế nào đâu!” Qua một lần về quê, được một lần được ngồi trò chuyện với bà nội trong một đêm trăng sáng, sống giữa không gian yên bình, thanh tĩnh ấm áp tình thân, “tôi” đã thốt lên sung sướng: “”Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!…”. Câu chuyện của bà giúp cho “tôi” nhận ra được những giá trị đích thực của cuộc sống: trân quý, biết ơn nơi cội nguồn, gốc rễ của mình; biết ơn những người thân đã hi sinh cả một đời nuôi ta khôn lớn từ những điều bình dị nhưng ấm áp tình thân, ngọt ngào tình thương ở quê nghèo ấy.

Trở về quê, trở về với cội nguồn nơi bà sinh ra bố, giờ đây không còn bóng nội, không được ăn những món ăn quê bà nấu, không được ngồi ngắm trăng cùng bà, nghe bà kể chuyện, cảm giác buồn thương, nghẹn ngào trào dâng trong lòng “tôi”. Quê nội bây giờ đã đổi mới “chẳng còn một tý dấu vết nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc lên như nấm”. Và: “Không ai còn nhớ nổi bóng dáng luỹ tre xanh…”- một cảm giác xa xót, nuối tiếc cứ ngập tràn trong tâm hồn “tôi”. Có lẽ tình yêu quê nội, nỗi nhớ nội tha thiết luôn thường trực, cứ trào dâng cuồn cuộn trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” nên: “Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy… Tôi viết về quê hương tôi với luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi. Tình yêu bà chính là mạch nguồn của tình yêu quê hương, đất nước trong tâm hồn cậu học trò nhỏ. Chính bà đã thắp sáng ước mơ cho “tôi” – làm xanh mãi ước mơ của tôi”.

Truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những điều tuyệt vời trong cuộc sống: tình yêu bà, yêu quê hương và trân trọng những gì gẫn gũi, thân thuộc xung quanh ta chính là nền tảng làm nên nhân cách của con người; giúp chúng ta viết lên những bài văn tuyệt vời, giàu giá trị nhân sinh nhất.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.5/5 (4 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Quê hương luôn là chủ đề khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả. Với tác phẩm “Quê hương”, nhà văn Đào Quốc Thịnh đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam một truyện ngắn hay, một tác phẩm nhân văn sâu sắc, gây xúc động lòng người.

 “Quê hương” của Đào Quốc Thịnh là câu chuyện kể về một cô học trò nhỏ, quen sống đủ đầy ở thành phố, lần đầu tiên theo bố về quê nội với bao điều mơ mộng trong trí tưởng tượng của cô.

Với suy nghĩ mộng mơ của cô học trò nhỏ, quê hương luôn là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, nhưng khi bước chân về làng, cô đã vấp phải một thực tế khác xa trí tưởng tượng: “…con đường làng lầy lội lớp nhớp bùn sau cơn mưa…”; “… mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau lũy tre làng”, rồi còn có cả bác nông dân “…gánh phân ra đồng làm ruộng...”.

Bằng thủ pháp so sánh hình ảnh đối lập, trong khi cô đang “thất vọng về con đường làng lầy lội lớp nhớp bùn sau cơn mưa” thì hình ảnh người bố lại tương phản “bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân”...

Cô học trò nhỏ quen sống sung sướng ở thành phố càng thất vọng hơn khi đến bữa cơm trưa bà nội gắp vào bát cô “miếng thịt luộc...nhiều mỡ”; rồi đến “canh chưa cho mì chính nhạt lắm, lại hoi hoi” con ăn chưa quen...

Chỉ đến khi ngồi tâm sự với bà buổi tối hôm đó dưới ánh trăng rằm, nghe những câu chuyện bà kể về bố, về cuộc sống lao động cần cù của người dân quê gắn với tình làng nghĩa xóm, gắn với tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước... cô học trò nhỏ mới dần dần thấm thía và nhận ra giá trị đích thực của quê hương. Bởi đó là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống và cũng là nơi tình yêu thương được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, lớp người...

Thế rồi cô dần phát hiện ra quê hương là bức tranh quê tuyệt đẹp: lũy tre xanh mát rượi, ánh trăng rằm dịu ngọt, là vườn rau xanh tốt của bà…

Bằng ngôn ngữ giàu hình tượng, mộc mạc, giản dị, tác giả Đào Quốc Thịnh đã vẽ lên một bức tranh quê êm đềm, dịu ngọt, thấm đẫm tình cảm gia đình, tình yêu quê hương sâu sắc, như lời bà thủ thỉ tâm sự với cô…tình cảm ở đây “quê mùa nhưng chân thật".

Truyện ngắn “Quê hương” không chỉ dừng lại ở việc khắc họa về một bức tranh quê tuyệt đẹp, ấm áp nghĩa tình, câu chuyện còn gây xúc động khi bà nội của cô học trò không còn nữa. Người gieo mầm tình yêu quê hương trong cô chính là bà “…đã ra đi mãi mãi”.

Hình ảnh cô giáo “thoáng một chút nghi ngờ” không tin vào bài văn cô học trò sống ở thành phố viết về quê hương sâu sắc, chân thật (như ở phần đầu câu chuyện) bởi để có một bài văn hay, người viết phải có sự trải nghiệm, phải cảm nhận và rung động từ chính trái tim mình.

Tuy nhiên tác giả đã lý giải điều này qua câu chuyện về thăm quê và bài văn chứa chất biết bao nỗi niềm ân hận, xót xa khi nhớ về bà…”Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy. Tôi viết về quê hương tôi với lũy tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: Chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi”.

Truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh đã cho chúng ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Quê hương, không chỉ là nơi ta sinh ra, lớn lên mà còn là nguồn cội, nơi lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ, giúp hình thành nhân cách và giá trị sống của mỗi người.

Thông qua tác phẩm “Quê hương”, tác giả muốn gửi đến chúng ta một thông điệp rằng, cũng như cây có cội, nước có nguồn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương luôn là điều thiêng liêng cao quý mà chúng ta phải luôn trân trọng giữ gìn ./.


 

 

 

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Gia Bao

27/01/2024

Hoàng Minh Nguyệt Truyện ngắn "Quê hương" của Đào Quốc Thịnh là một tác phẩm văn học mang tính chất hiện thực, tả lại cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Dưới góc nhìn của nhân vật chính là một cậu bé nông thôn, truyện mang đến những cảm xúc sâu lắng và những suy ngẫm về quê hương và cuộc sống.


Truyện bắt đầu bằng việc giới thiệu về quê hương của nhân vật chính, một vùng nông thôn yên bình và đẹp đẽ. Tuy nhiên, qua những sự kiện diễn ra, nhân vật chính nhận ra rằng quê hương của mình không chỉ là những cánh đồng xanh mà còn là những con người, những tình cảm và những giá trị văn hóa truyền thống.


Truyện thể hiện sự tương đối của quê hương, không chỉ là một nơi đẹp mà còn là một nơi đầy những khó khăn và thách thức. Nhân vật chính phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, nhưng cũng nhờ đó mà anh ta nhận ra giá trị của quê hương và sự quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nó.


Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi và hình ảnh sinh động để tạo nên sự chân thực và sống động cho câu chuyện. Nhờ đó, người đọc có thể dễ dàng đồng cảm và hiểu được những tình cảm và suy nghĩ của nhân vật chính.


"Quê hương" là một truyện ngắn mang tính nhân văn cao, khắc họa một cách chân thực cuộc sống và tình yêu đối với quê hương. Tác phẩm này giúp người đọc nhận ra giá trị của quê hương và ý nghĩa của việc gìn giữ và phát triển nó.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.3/5 (6 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
nqn6a3

27/01/2024

Hoàng Minh Nguyệt Tôi nhìn ra hàng phượng vĩ trước sân trường và chợt nhớ đến mùa hè năm ấy… Tháng 5, bố đưa tôi về quê nội. Quê nội tôi, một xóm nghèo bên kia sông Hồng. Biết bao lần, tôi đã mơ ước được về thăm quê, thăm bà, thế nhưng mới bước chân lên con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau lũy tre làng, tôi đã bắt đầu thất vọng. Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: “Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa”.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.6/5 (5 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi