Giáo sư, nhà giáo, nhà lí luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà nhận định rằng : Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giải bày và gửi gắm tâm tư. Qua bài thơ " Bạn đến ch...

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nguyet Nhi

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Theo nhận định của nhà giáo Lê Ngọc Trà, nghệ thuật luôn là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giải bày và gửi gắm tâm tư. Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, ta có thể thấy rằng bài thơ này miêu tả một cảnh vườn nhà trong sự yên bình, hòa mình vào thiên nhiên và khung cảnh quen thuộc. Bài thơ không chỉ đơn thuần là việc mời gọi ai đó đến chơi nhà, mà còn chứa đựng sự ấm áp, gần gũi và niềm vui khi được chia sẻ khoảnh khắc bình yên với người khác. Đây có thể coi là cách Nguyễn Khuyến truyền đạt thông điệp về tình cảm, sự hiểu biết và kết nối giữa con người thông qua nghệ thuật thơ ca.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
thanhdat

02/03/2024

Câu trả lời uy tín

Trong những bài văn, bài thơ hay những tác phẩm mà ta đọc được thì mỗi tác phẩm lại mang một màu sắc riêng, lúc thì đọc xong lại thấy vui tươi hẳn lên hay có những tác phẩm giúp ta sảng khoái sau những giờ làm việc căng thẳng. Quả nhiên, nghệ thuật chứa đựng trong những câu chữ tuy nhìn bình thường nhưng mang một sức mạnh khó tả có thể tác động đến cảm xúc chúng ta mà chúng ta thậm chí ta còn không hề hay biết. Như giáo sư Lê Ngọc Trà từng cho rằng: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một minh chứng tiêu biểu cho chức năng ấy của nghệ thuật.

Nghệ thuật là sự sáng tạo các sản phẩm chứa đựng giá trị tư tưởng và thẩm mỹ mang tính chất văn hóa có tác động đến cảm xúc, tư tưởng, tình cảm. Nó hiện diện xung quanh chúng ta,gần như mọi lời nói,hành dộng hay cử chỉ của con người đều mang tính nghệ thuật. Nghệ thuật được chiêm nghiệm qua các giác quan,từ đó sinh ra cảm xúc, một thứ tuyệt vời nhất mà mỗi ai cảm nhận nó cũng thấy vui buồn thậm chí đau khổ. Nghệ thuật là sự sáng tạo mang tính chất tư tưởng,thẩm mĩ, đôi khi nó mang những giá trị sâu sắc làm đẹp cho tâm hồn con người. Nghệ thuật quả là kì diệu, nó chứa đựng vô vàng cảm xúc, nếu cuộc sống của chúng ta là một câu chuyện nhạt nhẽo thì những tư tưởng và tình cảm mà chúng ta có được sẽ giúp câu chuyện đó trở nên tràn đầy màu sắc và tươi thắm hơn,ngọt ngào hơn. Nhờ những tình cảm và thông điệp mà nhà thơ truyền tải đã giúp cho ta có thêm cái nhìn khách quan về cuộc sống, về mọi người mà chúng ta yêu thương hay gặp mặt hàng ngày. Tiếng nói của tình cảm là tình cảm của người nghệ sĩ thể hiện qua các câu chữ, đoạn văn, bài thơ trong những tác phẩm của mình.Từ đó sẽ nói lên những suy tư của người viết đến người đọc,nó có thể là tiếng khóc lầm than, là khúc khải hoàn hay những tình cảm dung dị đời thường, tiếng lòng của nỗi yêu ghét hờn giận… Có thể nói, tình cảm có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật luôn luôn là tiếng nói của tình cảm. Đúng vậy. Nó được cảm nhận một cách sâu sắc qua những bài văn, bài thơ. Nó bày tỏ những khát vọng, cảm xúc sâu lắng của nhà thơ. Đó là nơi mà những câu chữ sẽ nói lên những điều mà người viết muốn giãi bày, những tình cảm chân thành mà nhà thơ cảm nhận được sẽ gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống chúng ta vốn dĩ rất phong phú,phức tạp và những thứ trong đó tuy bừa bộn nhưng nó chứa đựng những bản sắc riêng và độc nhất mà ít ai biết được. Nhờ vậy, việc lấy những chất liệu mang tính chất đời thực,nghệ thuật mang thiên chức truyền đạt những cảm xúc, những tâm tư tình cảm giúp con người trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết. Tiếng nói của nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn, nó không chỉ mang chức năng thẩm mỹ mà còn đảm nhận trong trọng trách giáo dục-nhận thức của con người.Nhờ nó,con người ta trở nên tình cảm, yêu bản thân,cuộc đời và trên hết là cách đối xử giữa con người với nhau. Nó phản ánh tâm tư,tình cảm ước mơ,khát vọng và những suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng của nhà văn về con người và cuộc sống.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được.

Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông – Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyến đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Những câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh sống của tác giả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có.

Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn. Nhịp thơ đều đặn 4/3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái “không” ấy là cái có thật đáng quý.

Câu thơ cuối bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”.

Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc những lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê.

Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỉ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
KAIDO

02/03/2024

Nguyet Nhi

Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến thể hiện sự tình cảm, sự chân thành và sự giao lưu giữa người viết và người đọc. Nghệ thuật trong bài thơ này không chỉ là việc sắp xếp từ ngữ mà còn là cách thể hiện tâm trạng, cảm xúc và suy tư của tác giả.

Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà", ta cảm nhận được sự ấm áp, thân thiện và chân thành khi người viết mời bác đến chơi nhà. Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp của quê hương mà còn thể hiện tình cảm, lòng hiếu khách và sự hoan nghênh của người viết đối với khách mời.

Nghệ thuật trong bài thơ này không chỉ là việc sắp xếp từ ngữ mà còn là cách tạo ra một không gian ấm áp, gần gũi và thân thiện. Từng chi tiết nhỏ trong bài thơ đều phản ánh sự chăm sóc, sự chu đáo và sự quan tâm đến khách mời, thể hiện rõ ý nghĩa của việc giao lưu, kết nối và chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Viết đoạn văn ngắn nói về ngành giáo viên hiện nay
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Tự tin, mạnh dạn nghĩa là gì?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Thành công nghĩa là gì?
Độc cô cầu bại nghĩa là gì?
avatar
Qqq Qqq

10 giờ trước

tóm tắt văn bản "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" từ 12 đến 15 câu
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved