thuyết minh về dòng sông thạch hãn ở Quảng Trị

Trả lời câu hỏi của Nguyễn Thị Ý Nhi

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

29/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dòng sông Thạch Hãn ở Quảng Trị là một con sông có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong chiến dịch xuân – hè năm 1972. Sông Thạch Hãn đã chứng kiến nhiều kỳ công của các chiến sĩ bộ đội miền Bắc trong việc bám cầu, bám sông và mở đường nam tiến dưới mưa bom bão đạn. Ngoài ra, dòng sông này cũng có ý nghĩa về mặt thủy lợi, cung cấp nguồn nước cho các đồng bằng xanh tươi phía dưới hạ lựu thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Sông Thạch Hãn được người dân địa phương gọi là "dòng sông hoa đỏ" do đã chứa hàng trăm linh hồn liệt sĩ đồng đội.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Câu trả lời uy tín

Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Ba Lòng, sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Đây là con sông gắn liền với lịch sử Quảng Trị. Tại vùng hạ nguồn thì sông Thạch Hãn nối với sông Bến Hải qua sông Cánh Hòm, và nối với sông Ô Lâu qua sông Vĩnh Định, nên có thể xếp chung ra "hệ thống sông Bến Hải–Thạch Hãn–Ô Lâu".
Sông có chiều dài 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Trị và đổ ra Biển Đông qua Cửa Việt. Dòng thượng nguồn của sông Thạch Hãn trên địa bàn huyện Đakrông có tên là sông Đakrông và đoạn qua thung lũng Ba Lòng còn được gọi là sông Ba Lòng. Sông có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m³/giây. Sông có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.660 km². Ba phụ lưu chính là sông Vĩnh Phước, sông Rào Quán và sông Cam Lộ (phần hạ nguồn gọi là sông Hiếu).
Sông Thạch Hãn chảy qua phía Tây Nam thị xã Quảng Trị (thị xã được hình thành từ làng Thạch Hãn), đoạn rẽ nhánh của dòng Thạch Hãn là sông Vĩnh Định chảy qua phía Bắc thị xã, tại đây, sông bị chặn bởi đập An Tiêm nên lượng nước không lớn. Đoạn qua thị xã Quảng Trị sông rộng 150–200 m, là đường thủy nối liền Quảng Trị lên Ba Lòng, về Biển Đông (Cửa Việt). Từ khi công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn hoàn thành (cuối thập niên 1970) thì dòng sông Thạch Hãn mùa hè cạn trơ đáy, có thể lội bộ qua sông đoạn thị xã Quảng Trị và nhiều đoạn khác; mùa lũ thì nước dâng cao ngập toàn thị xã do bờ kênh thủy lợi đồng thời là con đập chắn lũ làm ngập chỉ một phía bắc bờ kênh. Để giải quyết tình trạng này, năm 2006 chính quyền sở tại cho xây dựng các điểm tràn trên bờ đập kênh để chia lũ dòng sông.
Về tên gọi Thạch Hãn, nguyên tên trước là Thạch Hàn [石瀚] có thể được lý giải rằng do ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông; mạch đá như mồ hôi tiết ra thành dòng chảy, tên sông đặt theo đặc điểm này nên mới có tên là Thạch Hãn. Theo Đại Nam nhất thống chí sông Thạch Hãn dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy.
Trong chiến dịch Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn chứng kiến nhiều kỳ công bám cầu, bám sông, mở đường Nam tiến dưới mưa bom bão đạn của các chiến sĩ bộ đội miền Bắc[4]. Từ 28 tháng 6 đến 15 tháng 9 năm 1972 khi quân đội Bắc Việt bám chốt ngăn chặn cuộc tiến công tái chiếm Thành cổ Quảng Trị, cũng như để tạo sức ép cho bàn hội nghị Paris, họ đã tiếp tế nhân lực, vũ khí qua con sông này. Số lượng lớn bộ đội, cán bộ, vũ khí, kể cả quà cáp cũng được dân quân, bộ đội đưa vượt ngang lòng sông, tiến vào trận địa Thành cổ. Dưới mật độ hoả lực dày đặc khủng khiếp của quân Mỹ dội, đã có rất nhiều người lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông ở độ tuổi mới mười tám đổi mươi. Riêng trận Thành cổ con sông đã thiệt hại khoảng hơn 1000 chiến sĩ, từ đó, dòng sông Thạch Hãn còn được người dân địa phương gọi là dòng sông Hoa Đỏ.
Có một dòng sông linh thiêng như thế trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Dòng sông là chứng nhân lịch sử chứng kiến những hy sinh anh dũng của những người con đất Việt kiên cường

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Nguyễn Thị Ý Nhi

29/03/2024

nhu-quynhnguyen68 đặt nhan đề như nào ạ
Nguyễn Thị Ý Nhi Ai đã từng một lần được đặt chân đến Quảng Trị, đến bờ Nam sông Thạch Hãn, nơi có bến thả hoa ngay thành phố Đông Hà sẽ được đọc bài thơ này trên bia đá: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm Thành cổ Quảng Trị là minh chứng rõ nét nhất cho sự đấu tranh kiên cường và lịch sử vẻ vang của quân dân Việt Nam, gợi nhớ về ký ức của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước tại Thành cổ Quảng Trị. Để bảo vệ Thành cổ, hàng vạn Anh hùng, Liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống, đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị. Tác giả bài thơ “Đò xuôi Thạch Hãn” là phóng viên thường trú báo Văn hóa khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nguyên chiến sĩ quân đội trực tiếp chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị trong trận chiến rực lửa mùa hè năm 1972. Bài thơ lúc đầu có tên là “Tiếng gọi bên sông”, được tác giả trực tiếp đọc trong lễ kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7-1987 tại tỉnh Quảng Trị. Thời gian trước đó, Lê Bá Dương về thăm chiến trường cũ, anh từng ngủ qua đêm cùng vong hồn đồng đội ngay trong nghĩa trang Thành cổ, lòng trào dâng bao xúc động sâu sắc và thương cảm vô hạn. Trong bối cảnh đó, anh đã ứng tác bài thơ, coi đây như một nén tâm nhang thắp cho các đồng chí, đồng đội đã ngã xuống. Bài thơ thấm đẫm nghĩa tình đồng đội, đã chạm đến nỗi đau tận cùng của sự hy sinh, mất mát trong chiến tranh, làm rung động lòng người. Tác phẩm vẻn vẹn có 4 câu thơ, nhưng nội lực tinh thần thì rất lớn. Tác giả không phản ánh toàn cảnh trận chiến khốc liệt 81 ngày đêm quân ta đã chiến đấu trong Thành cổ Quảng Trị, dưới bom đạn của kẻ thù như thế nào, mà chỉ hướng về một góc nhỏ, nơi hàng trăm chiến sĩ ta đã bị súng đạn quân thù giết hại khi họ hành quân qua sông Thạch Hãn. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Câu thơ như một lời nhắc nhở những con thuyền trên sông Thạch Hãn khi qua chiến trường xưa, hãy nhẹ tay chèo, kẻo làm thức giấc các “bạn tôi nằm”, những người bạn ấy đang yên nghỉ dưới đáy nước. Ý thơ gợi bao điều xót xa trong lòng bạn đọc, từ cảnh huống hy sinh đau đớn đến nơi hy sinh của các liệt sĩ. Các anh vĩnh viễn nằm lại đây, không danh tính, không còn cơ may được quy tập hài cốt để trở về làng quê đất mẹ. Các anh đã hy sinh tuổi trẻ để dành lại hoà bình và thống nhất toàn vẹn non sông. Họ hy sinh, nhưng tinh thần yêu nước vẫn không ngừng nghỉ, tiếp tục “vỗ yên bờ bãi” quê hương, làng xóm… tiếp thêm sức mạnh cho lớp trẻ thế hệ sau này. Năm tháng qua đi, thời gian có thể xoá nhoà nhiều cảnh vật nhưng cũng có những thứ nó sẽ mãi mãi lắng sâu trong kí ức mỗi người, đó chính là bài thơ này và hình ảnh các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập. Cảm ơn tác giả Lê Bá Dương đã mang đến cho mọi người một áng thơ hay. Đó chính là nén tâm nhang tưởng nhớ linh hồn các liệt sĩ đã hoá thân vào đất mẹ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

giúp tui huhu
một bữa no có nằm trong văn bản sgk không? Giúp mình với!
Câu 8 : “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin b...
Theo e , Chí Phèo trong truyện Chí Phèo là người như thế nào ?
Hình ảnh thơ tiêu biểu của bài " Giữ lấy màu xanh" của Giang Nam
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved