Khái quát về cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tuk_Pro

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

31/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam diễn ra từ năm 1945 đến năm 1954. Chiến dịch Việt Bắc thu đông vào năm 1947 là một chiến dịch phản công lớn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nhằm đánh bại cuộc hành quân lớn của Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ căn cứ địa và cơ quan đầu não kháng chiến. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước Việt Nam. Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến cũng góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của Pháp và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Tuy nhiên, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Trịnh Uyên

31/03/2024

Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1946-1954), còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương hay Chiến tranh Giải phóng Dân tộc, là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, diễn ra từ sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập (2/9/1945) đến ký kết Hiệp định Geneva (20/7/1954). Dưới đây là một khái quát về cuộc kháng chiến này:

1. **Bối cảnh lịch sử**: Sau khi cuộc chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II kết thúc, Pháp cố gắng phục hồi quyền thống trị ở Đông Dương, nhưng gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía dân tộc Việt Nam.

2. **Nguyên nhân**: Sự xâm lược của Pháp, sự chia cắt, bất công và bóc lột dân tộc đã khiến người Việt Nam tổ chức kháng chiến nhằm giành lại độc lập và tự do cho đất nước.

3. **Giai đoạn khởi đầu (1946-1950)**: Trong giai đoạn này, cuộc kháng chiến chủ yếu diễn ra trong khu vực miền Bắc Việt Nam, với sự lãnh đạo của Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Đỉnh điểm của giai đoạn này là Chiến dịch Biên giới, mang lại những chiến thắng lớn cho Việt Minh.

4. **Giai đoạn leo thang (1950-1954)**: Trong giai đoạn này, cuộc chiến mở rộng ra khắp miền Nam, với sự giúp đỡ của lực lượng Trung Quốc và Liên Xô. Pháp cũng được hỗ trợ từ Mỹ thông qua Chương trình Phục vụ Quân sự Tư nhân và Quân lực Hoa Kỳ.

5. **Hiệp định Geneva (1954)**: Cuộc đàm phán Geneva dẫn đến ký kết Hiệp định Geneva vào ngày 20/7/1954, chia cắt Việt Nam tại dải phân kỳ 17, tạm thời chia cắt miền Bắc và miền Nam, và quy định việc diễn ra cuộc bỏ phiếu dân chủ để thống nhất đất nước vào năm 1956.

6. **Kết quả**: Cuộc kháng chiến chống Pháp đã thắng lợi, tạo điều kiện cho việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Nam) và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc), mở đường cho cuộc chiến chống Mỹ tiếp theo.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Tuk_Pro Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định đưa 6 vạn quân sang Đông Dương. Mặc dù mới có một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.

Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.

Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.


Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta.


Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.


Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.


Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp.


Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại.


Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc.


Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.

Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới.


Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ.


Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.


Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp.


Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp với chiến dịch Biên Giới. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.


Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.


Hoạt động quân sự của ta gây cho địch nhiều thiệt hại lớn, Kế hoạch de Tassginy phá sản, Cao uỷ kiêm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương De Latre de Tassginy bị triệu hồi.

Tháng 5/1953, tướng Henry Navare được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp. Navare đề ra kế hoạch mới gọi là Kế hoạch Navare định giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược trong vòng 18 tháng làm cơ sở cho một giải pháp chính trị mở lối thoát danh dự cho Pháp.


Nắm chắc âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 gồm nhiều chiến dịch trên một số hướng chiến lược, đẩy mạnh chiến tranh du kích, sẵn sàng tiêu diệt địch khi chúng đánh vào vùng tự do, nhằm đánh bại cố gắng cao nhất của Pháp-Mỹ. Ta đã mở Chiến dịch Tây Bắc-Thượng Lào, phối hợp với Bạn giải phóng Trung, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Các chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ đẩy mạnh tiến công địch, tiêu hao, phân tán, kiềm chế lực lượng địch để phối hợp với các chiến dịch lớn.


Để giữ Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào, Navare cho quân nhảy dù tăng cường cho Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh, thành nơi tập trung binh lực thứ hai sau đồng bằng Bắc Bộ. Quân Pháp chấp nhận đương đầu với chủ lực ta ở Điện Biên Phủ, coi đây là nơi “nghiền nát chủ lực Việt Minh”. Như vậy, Điện Biên Phủ lúc đầu không có trong kế hoạch thì nay lại trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Navare.

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng của ta gồm 3 đại đoàn (308, 312, 316) và 1 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh-pháo binh (351). Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch. Kế hoạch lúc đầu ta chủ trương tiến công ào ạt, đánh nhanh, thắng nhanh nhưng sau khi nắm cụ thể tình hình địch, ta thấy không bảo đảm chắc thắng nên chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.

Chiều ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở mànSau 3 đợt tiến công, 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quyết liệt, mưu trí, sáng tạo, cuối ngày 7/5, quân ta giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch gồm 16.200 tên, trong đó có tướng Đờ Cáttơri. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Navare và làm sụp đổ ý chí xâm lược của thực dân Pháp dẫn tới thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Nagi

11 giờ trước

Ghi những thông tin liên quan đến anh hùng Đinh Bộ Lĩnh
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Ô. Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự. 2. Nghị viện tiến hành đảo chính. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh. 3. Vua Sác-lơ I bị xử...
Trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng là A. Ô. Crôm-oen. B. G. Oa-sinh-tơn. C. M. Rô-be-spie. D. G. Rút-xô.
nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện BIên Phủ
khởi nghĩa Yên Thế có nằm trong phong trào Cần Vương hay không? Vì sao?
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved