phân tích bài thơ "đường ra mặt trận " của Chính Hữu Những buổi vui sao, cả nước lên đường, Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục. Xóm dưới làng trên, con trai con gái Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo n...

Trả lời câu hỏi của Thái Hoàng

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Đường ra mặt trận" của Chính Hữu thể hiện sự hào hùng, phấn khích và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Tác giả miêu tả cảnh người dân cả nước lên đường ra mặt trận với sự xao xuyến, hồi hộp. Những hình ảnh về con trai con gái xôi nắm cơm đùm, súng nhỏ súng to, tiếng cười hăm hở tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống và tinh thần quyết tâm của những người lính. Tác phẩm này có giá trị tư tưởng cao, thể hiện lòng yêu nước, lòng hy sinh cao cả của những người lính và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Bài thơ cũng mang đậm giá trị thẩm mỹ khi sử dụng ngôn ngữ sống động, hình ảnh sinh động để diễn đạt ý chí quyết liệt của nhân dân trong cuộc chiến. Với bài thơ này, Chính Hữu đã góp phần làm giàu văn hoá nghệ thuật Việt Nam và gửi đi thông điệp ý nghĩa về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, hy sinh cao cả trong cuộc chiến tranh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
girl-herohot

08/04/2024

Câu trả lời uy tín

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những năm tháng sục sôi khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, nhân dân miền Bắc đã không tiếc sức người sức của, chi viện cho miền Nam ruột thịt. Những đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối nhau ra tiền tuyến, cả nước cùng lên đường đánh giặc. Chính Hữu cũng có mặt trong đoàn quân ấy. Nhắc đến Chính Hữu người ta nhớ ngay đến một nhà thơ chiến sỹ. Từ trong thực tế cuộc sống cầm súng chiến đấu giành độc lập dân tộc, ông đã có những rung động để cho ra đời những bài thơ viết về đề tài chiến tranh, về người lính hết sức đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân tâm hồn, tính cách và phong cách thơ Chính Hữu sau này.

 Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Bài thơ đầu tiên của Chính Hữu là bài Ngày về (1947), nhưng ông thực sự thành công và được nhiều người biết đến là bài Đồng chí (1948). Cho đến những năm kháng chiến chống Mỹ người đọc lại nhắc đến ông với bài thơ Đường ra mặt trận. Bài thơ “Đường ra mặt trận” (in trong tuyển thơ Chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967) ra đời năm 1965. Đó là năm giặc Mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt. Cả nước có chiến tranh. Miền Bắc lúc ấy vừa là hậu phương lớn của miền Nam tiền tuyến, lại vừa là tiền tuyến vì phải trực tiếp đánh Mỹ. Miền Bắc lúc ấy với khẩu hiệu “Tay cày tay súng”, “Tay búa tay súng”, gian nan vô cùng. Mọi người đều gánh trên vai hai nhiệm vụ: sản xuất ra của cải để tự nuôi mình, để xây dựng CNXH và tiếp viện cho miền Nam cả người và của; lại phải đánh thắng giặc Mỹ. Đây là giai đoạn đất nước sôi động và hào hùng.
Chính cái không khí hào hùng của đất nước đã tạo nên cảm hứng mãnh liệt để Chính Hữu viết “Đường ra mặt trận”. Bài thơ ngắn gọn, ý tứ rõ ràng, lời lẽ tự nhiên như hiện thực cuộc sống sản xuất và chiến đấu lúc ấy. Đọc bài thơ ta có cảm giác Chính Hữu làm thơ rất dễ dàng. Câu thơ có chỗ như văn ký sự, có chỗ xen vào miêu tả chút ít nhưng không hoa mĩ, không cầu kỳ, không làm duyên làm dáng, cứ mộc mạc, chân chất, có sao nói vậy. Bài thơ có tầm khái quát lớn. Tác giả xây dựng hình tượng “cả nước lên đường”. Nói như Chế Lan Viên “Cả dân tộc không một ai là quân dự bị” thì hôm nay cả dân tộc ấy đang hành quân ra trận. Vì thế mà bài thơ là một bức tranh hoành tráng mang vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ, hào hùng, khoẻ khoắn đầy khí thế của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó cũng là khí thế của cả nước lên đường. Hai khổ thơ đầu có 10 câu tất cả nhưng không hề có vần mà chỉ có nhịp. Nhịp thơ lại ngắn   câu chữ hết sức linh hoạt: “Bộ đội/dân quân/ trùng trùng điệp điệp/ Chào nhau/ không kịp nhớ mặt/ Dô hò/nón vẫy theo/ Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát”. Chính cái nhịp thơ ngắn mà lại liên tục làm cho người đọc không thể chậm hoặc dừng lại được, đã mô tả sự dồn dập vội vã của đoàn quân, gợi được không khí hối hả trên đường ra mặt trận. Không khí thơ cuồn cuộn cuốn hút người đọc. Ngôn ngữ thơ được chắt gạn đến cùng chỉ còn lại tinh chất. Đó là cái đúng, cái thật, cái mộc mạc của đời sống thời chiến qua những chi tiết rất đắt “Trống giục”, “Xôi nắm cơm đùm”, “Tiếng cười hăm hở” và nhất là “Chào nhau không kịp nhớ mặt”. Với Chính Hữu, viết về người lính ông luôn luôn ở vị trí người trong cuộc không chỉ vì ông cũng là anh vệ quốc quân, là người chiến sĩ mà hơn thế, tâm hồn ông đã luôn luôn thuộc về họ. Ông giãi bày niềm hạnh phúc thực sự của ông: Sung sướng bao nhiêu/ Tôi là đồng đội/ Của những người đi vô tận hôm nay”.
Chúng ta đang sống giữa những ngày tháng Tư lịch sử, đọc lại những vần thơ trong bài thơ Đường ra mặt trận của nhà thơ Chính Hữu chợt nhận ra rằng chiến thắng rực rỡ của 30/4/1975 được tạo thành chính từ sức mạnh của cả một đội ngũ khổng lồ ấy. Của những con người, của những tấm lòng yêu nước bất khuất kiên trung. Gần nửa thế kỷ đi qua, nhưng từng câu, từng chữ của bài thơ vẫn giữ được vẻ đẹp và sự xúc động sâu sắc đối với người yêu thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Vận Ngô

9 giờ trước

Tóm tắt nội dung từng đoạn văn của bài người đàn ông cô độc giữa rừng tập 1 ngữ văn 7 cánh diều Giải hộ mình câu này với các bạn
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân. (đừng viết quá ạ , viết vừa đủ và hay ạ)
Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Ích kỷ là gì?
avatar
level icon
Nagi

10 giờ trước

Ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved