ai đánh giá, liên hệ dùm em phân tích cả bài Sang Thu với ạ

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nkii Tuyett

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Sang Thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh được đánh giá là một tác phẩm trữ tình rất hay, rất cảm xúc về cuộc sống, về con người với những vần thơ mềm mại, tinh tế chỉ riêng ông có được. Bài thơ này được sáng tác vào cuối năm 1977 và viết về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Đây là thời điểm khi thiên nhiên biến đổi kỳ diệu và tác giả đã lồng ghép cảm xúc của mình vào bức tranh thơ để tái hiện lại vẻ đẹp của mùa thu. Bài thơ "Sang Thu" đã gợi cảm xúc và rung động lòng người trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của tự nhiên trong buổi giao mùa.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
thanhngo78

08/04/2024

Câu trả lời uy tín

"Sang thu" được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977 viết về là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa. Không phải là sắc "mơ phai" hay hình ảnh "con nai vàng ngơ ngác" mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín).

Cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh, mây trắng, hoa cúc vàng như bao thi sĩ khác mà là một sự biến chuyển hết sức tinh vi của thiên nhiên. Mùa thu được nhận ra bắt đầu từ "hương ổi", lập tức tâm hồn thi sĩ rung lên mở căng các giác quan (khứu giác, thị giác...) để đón nhận thu về. Hương ổi ngào ngạt phả vào gió mang đi khắc nơi, luồn vào trong sương khiến sương chùng chình bâng khuâng lưu luyến...

"Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi.

"Phả" là một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.

Thi sĩ cảm nhận thiên nhiên và khúc giao mùa thật tinh tế, sâu sắc. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Trong sương có gió, có hương, có tình. Từ không gian hẹp (vườn, ngõ) từ những gì vô hình (hương, gió) chuyển sang không gian rộng lớn với nhiều tầng bậc cụ thể hơn (sông, chim, mây): Sông thì dềnh dàng trôi một cách thanh thản; chim thì vội vã bay khi cơn gió đầu tiên mang hơi lạnh tới; đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu...

Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu.

"Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên.

Mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả.

Hữu Thỉnh đã khéo léo và rất tinh tế khi sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả bức tranh giao mùa từ hạ sang thu. Phép nhân hóa gợi ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên có hình, có hồn, gợi cảm, sống động. Sông như con người có trạng thái, tâm trạng "sông dềnh dàng" - lững lờ trôi; chim có hành động như con người "vội vã" bay tìm nơi ẩn trú; đám mây - nhịp cầu giao mùa như một dải lụa mềm mại, uyển chuyển đang dịch chuyển từ hạ sang thu "vắt nửa mình sang thu".

Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn "đám mây mùa hạ" như "vắt sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tượng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu. Từ "vắt" dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Mùa thu có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh. Màu thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất.

Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao. Đó chính là cái tài của tác giả, tài dùng chữ vẽ tranh. Không gian giao mùa ngày càng được mở rộng (trước đó chỉ là không gian hẹp: ngõ, xóm, làng; giờ đây là cả đất trời).

Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất nước:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây, song chỉ là "vẫn còn", "đã vơi dần", "cũng bớt bất ngờ" bởi mùa thu đã đến. Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm cho người ta bất ngờ hay bị động. Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho "Sang thu" trở nên giàu ý nghĩa. Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mắc, bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc "Sang thu" của Hữu Thỉnh, ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nkii Tuyett"Bài thơ 'Sáng Thu' của nhà thơ Hàn Mạc Tử là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, thường được đánh giá cao về nội dung sâu sắc và ngôn ngữ tinh tế. Dưới đây là một phân tích về bài thơ này:

  1. Bối cảnh và tình cảm: Bài thơ mô tả một buổi sáng thu trong một ngôi làng quê, với hình ảnh của những con trâu đi cày ruộng, những cánh đồng lúa vàng hoe, và những cô gái làng đang vác nước từ giếng về. Từ những hình ảnh này, ta cảm nhận được sự yên bình, thanh bình của cảnh quê thuần khiết.
  2. Tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ biểu hiện sự hoài niệm và những suy tư sâu sắc về tuổi thơ và quê hương. Ông tưởng nhớ về những kỷ niệm đẹp của mình trong quê nhà, khiến tâm hồn ông được dịu dàng và an bình bởi cảnh đẹp của thu quê.
  3. Sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ: Hàn Mạc Tử sử dụng ngôn từ tinh tế và hình ảnh sâu sắc để miêu tả cảnh quê, từ việc 'bước chân không đèn' của những cô gái làng đến 'những con trâu ngao ngán' đi cày ruộng. Những hình ảnh này không chỉ tạo ra một bức tranh rõ nét về cảnh vật mà còn gợi lên những cảm xúc sâu xa trong tâm trí người đọc.
  4. Ý nghĩa sâu xa: Bài thơ thường được coi là biểu tượng cho tình yêu quê hương và tuổi thơ. Nó gợi lên sự thiêng liêng và thanh bình của đời sống quê hương, đồng thời làm dậy lên những kỷ niệm và cảm xúc về những ngày thơ ấu đẹp đẽ.

Tóm lại, 'Sáng Thu' không chỉ là một bài thơ miêu tả cảnh quê đẹp mắt mà còn là một tác phẩm văn học sâu sắc, gợi lên những suy tư sâu xa về tuổi thơ và quê hương của nhà thơ."

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Huongbubi56

08/04/2024

Nkii Tuyett ( gọi ý nhé)

"Bài thơ 'Sáng Thu' của nhà thơ Hàn Mạc Tử là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, thường được đánh giá cao về nội dung sâu sắc và ngôn ngữ tinh tế. Dưới đây là một phân tích về bài thơ này:

  1. Bối cảnh và tình cảm: Bài thơ mô tả một buổi sáng thu trong một ngôi làng quê, với hình ảnh của những con trâu đi cày ruộng, những cánh đồng lúa vàng hoe, và những cô gái làng đang vác nước từ giếng về. Từ những hình ảnh này, ta cảm nhận được sự yên bình, thanh bình của cảnh quê thuần khiết.
  2. Tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ biểu hiện sự hoài niệm và những suy tư sâu sắc về tuổi thơ và quê hương. Ông tưởng nhớ về những kỷ niệm đẹp của mình trong quê nhà, khiến tâm hồn ông được dịu dàng và an bình bởi cảnh đẹp của thu quê.
  3. Sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ: Hàn Mạc Tử sử dụng ngôn từ tinh tế và hình ảnh sâu sắc để miêu tả cảnh quê, từ việc 'bước chân không đèn' của những cô gái làng đến 'những con trâu ngao ngán' đi cày ruộng. Những hình ảnh này không chỉ tạo ra một bức tranh rõ nét về cảnh vật mà còn gợi lên những cảm xúc sâu xa trong tâm trí người đọc.
  4. Ý nghĩa sâu xa: Bài thơ thường được coi là biểu tượng cho tình yêu quê hương và tuổi thơ. Nó gợi lên sự thiêng liêng và thanh bình của đời sống quê hương, đồng thời làm dậy lên những kỷ niệm và cảm xúc về những ngày thơ ấu đẹp đẽ.

Tóm lại, 'Sáng Thu' không chỉ là một bài thơ miêu tả cảnh quê đẹp mắt mà còn là một tác phẩm văn học sâu sắc, gợi lên những suy tư sâu xa về tuổi thơ và quê hương của nhà thơ."

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ BÀN VỀ Ý NGHĨA CỦA LÒNG TỐT TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY.
avatar
level icon
Chauu

11 giờ trước

Đọc bài: ''Chuyện Người Con Gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ và trả lời các câu hỏi sau 1. Chủ đề của truyện là gì? 2. Phân tích chủ đề của truyện 3. Chỉ ra các tình huống truyện 4. Chỉ ra các yếu tố kì ả...
avatar
level icon
호앙

11 giờ trước

: Phân tích tâm trạng của nhân vật lão Hạc trong trích đoạn truyện sau đây: [...] Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi?...
avatar
level icon
Nagi

11 giờ trước

Lòng tốt nghĩa là gì?
avatar
Shinichi Kudo

11 giờ trước

điền thanh điệu bằng-trắc vào bài thơ nam quốc sơn hàGiúp mình với!
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved