Lập dàn ý bài văn nghị luận phân tích những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sau: Người ơi, lúa đã trở hương Trưa mơ mơ nắng, chiều hươm hươm đồng Con chim sẻ mắc cầu vồng Lăn tăn biển...

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Gia Hân

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

24/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dàn ý văn nghị luận phân tích những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích "Người ơi, lúa đã trở hương" của Nguyễn Trọng Tạo: I. Mở đầu: - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm "Người ơi mùa lúa" của Nguyễn Trọng Tạo. II. Phân tích nội dung: 1. Sự diễn tả vẻ đẹp của mùa lúa: - Mô tả cảm nhận về mùa lúa qua các giác quan: thị giác, khứu giác. - Sự chuyển biến của thời tiết từ trưa đến chiều, từ bão giông, nắng hạn đến đêm rực sao. 2. Hình ảnh người làm ruộng: - Miêu tả hình ảnh người làm ruộng trong lúa như bơi trên biển lúa. - Sự kết nối giữa người và môi trường tự nhiên. III. Phân tích nghệ thuật: 1. Sử dụng ngôn từ và cấu trúc câu: - Phong phú, tinh tế, gợi hiện hình ảnh sống động. - Cấu trúc tứ tuyệt linh hoạt, sáng tạo. 2. Sử dụng âm điệu và nhịp điệu: - Tạo ra âm thanh và nhịp điệu phản ánh sự chuyển biến của thời tiết và cuộc sống trong lúa. IV. Kết luận: - Tóm lại ý chính về sự đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích "Người ơi, lúa đã trở hương". - Đánh giá vai trò và ý nghĩa của bài thơ trong văn học Việt Nam. Đây là dàn ý để phân tích các yếu tố quan trọng trong đoạn trích "Người ơi, lúa đã trở hương" để viết văn nghị luận theo yêu cầu của bạn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trọng Tạo và bài thơ Người ơi mùa lúa.

- Nguyễn Trọng Tạo (1947 - 2019) không chỉ được công chúng biết đến với tư cách một nhạc sĩ mà ông còn là nhà văn, họa sĩ và đặc biệt là nhà thơ tài hoa quê Nghệ An. Ông từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, học Trường viết văn Nguyễn Du khoá 1, làm thơ từ năm 14 tuổi và đoạt nhiều giải thưởng thơ của các Báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Nhân dân; hai lần được Giải thưởng Văn học nghệ thuật cố đô (Huế), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương, Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam về thơ và văn xuôi. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Pháp, Anh, Nga, Tây Ban Nha... 

- Trong số hàng trăm bài thơ để lại cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam, bài thơ “Người ơi mùa lúa” của Nguyễn Trọng Tạo đã gây ấn tượng bởi vẻ đẹp của ngôn từ và cảm xúc đọng lại.

2. Thân bài:

a. Khổ 1:

- Nhà thơ cảm nhận mùa lúa chín bằng nhiều giác quan từ thị giác, khứu giác: "Người ơi, lúa đã trở hương/Trưa mơ mơ nắng, chiều hươm hươm đồng/ Con chim sẻ mắc cầu vồng/ Lăn tăn biển lúa, gió nồng, người ơi!". 

- Sử dụng từ láy: hươm hươm, mơ mơ, lăn tăn… gợi ra trước mắt người đọc cả một cánh đồng lúa trở màu vàng rực, chuẩn bị cho một mùa gặt bội thu. 

- Câu thơ tràn ngập màu vàng của lúa chín, của nắng và màu của cầu vồng rực rỡ: “Con chim sẻ mắc cầu vồng” là một hình ảnh thật độc đáo.

b. Khổ 2:

- Để có mùa lúa chín rực, người nông dân đã phải một nắng hai sương, trải qua bao nỗi nhọc nhằn vất vả, vượt lên bão giông, nắng hạn: "Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm" (Ca dao). 

- Trong niềm vui thu hoạch, nhà thơ cảm nhận bao công sức của người cấy lúa. Tình cảm ấy thốt lên thành lời: “Bỗng thương vạt áo sẫm nâu của người…”.

c. Khổ 3, 4:

- Hình ảnh so sánh trong câu thơ: “Người đi trong lúa như bơi” 

→ khiến người đọc hình dung niềm hạnh phúc của người nông dân sau những tháng ngày “trông cây” để nay được “hái quả”, để được “Cầm tay, trôi giữa hương mùa”. Còn vui nào hơn khi công sức của mình được đền đáp xứng đáng: “Xôn xao hạt lúa vỗ bờ, xôn xao”. 

- Đi giữa đồng lúa ngát hương, trĩu bông mà ngỡ như một giấc mơ, nhưng nhà thơ vẫn trở về với thực tại và khẳng định: "Người ơi, nào phải chiêm bao/ Mồ hôi thánh thót ngàn sao cho đồng/Tưới theo bao mặt trời hồng/ Thấm qua gốc rễ hoá bông lúa vàng". “Mồ hôi thánh thót” là hình ảnh được gợi tứ từ câu ca dao quen thuộc: “Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. 

- Lời thơ chan chứa tình cảm biết ơn dành cho người lao động. Giá trị của những giọt mồ hôi thầm lặng đã được nhà thơ diễn tả bằng câu thơ rất gợi cảm: “Thấm qua gốc rễ hóa bông lúa vàng”.

d. Hai khổ cuối:

"Người lo rèn hái sửa quang

Người đẵn gỗ ràng người đóng thêm xe

Ở đây người nhé, đừng về

Lúa thơm quấn quýt bộn bề bước chân!"

- Thành quả lao động của người nông dân đã được đền đáp xứng đáng qua những vần thơ trên đã diễn tả niềm hạnh phúc của người thu hoạch. 

- Một vụ lúa bội thu đang chờ người “rèn hái”, “đẵn gỗ ràng”, “đóng thêm xe”... Lời mời mọc như níu bước chân “đừng về” vì “lúa thơm quấn quýt” bước chân.

- Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “chở lúa về sân” trong niềm vui ngày mùa. Câu thơ cuối “tối nâng cơm trắng bâng khuâng hương đồng…” gợi nhắc đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.

3. Kết bài: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật: Nét riêng của thơ Nguyễn Trọng Tạo trước hết là ở tài năng sử dụng thể thơ lục bát nhuần nhị, uyển chuyển, ở sự đan xen và hòa quyện giữa thế sự với tâm tình riêng. Trong vẻ “thản nhiên, nhẹ nhàng và dễ dàng”, bài thơ nói được những điều lớn lao và sâu xa về lao động.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar

ngoài k12

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

giúp tui huhu
một bữa no có nằm trong văn bản sgk không? Giúp mình với!
Câu 8 : “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin b...
Theo e , Chí Phèo trong truyện Chí Phèo là người như thế nào ?
Hình ảnh thơ tiêu biểu của bài " Giữ lấy màu xanh" của Giang Nam
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved