Viết bài văn nghị luận phân tích vẻ đẹp của mùa thu trong đoạn trích sau: "Mùa thu ở Bắc Việt xa xưa ơi, ta buồn da diết khi nghĩ đến kiếp chúng sinh hệ lụy trong biển trầm luân, nhưng ta không thể k...

Trả lời câu hỏi của Xuân Anh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

01/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Mùa thu ở Bắc Việt xa xưa mang đến vẻ đẹp diễm tình, mơ mộng và buồn bã. Trời chỉ đổi màu, gió thổi nhẹ làm rụng lá, khiến cảnh vật nhuộm một màu tê tái, gợi cảm giác se sắt và tư lường trong lòng người. Mùa thu là thời điểm tự nhiên hiện ra dưới một góc nhìn mới, khiến trăng sáng, trời bát ngát và sông nước đều hóa ra buồn bã và lạnh lẽo. Người ta cảm nhận được sự bâng khuâng, buồn nhớ không rõ ràng khi gió thu thổi qua. Thậm chí người vợ cũng không hiểu tại sao chồng lại bâng khuâng khi nghe gió thu đuổi lá chạy ở rặng cây ngoài vườn. Mùa thu mang đến cái buồn của sự hoài niệm và luyến tiếc không lý do rõ ràng. Từ các yếu tố trên, bạn có thể viết bài văn nghị luận phân tích vẻ đẹp của mùa thu trong đoạn trích đã cho theo hướng phân tích cảm xúc và tâm trạng của con người khi đối diện với vẻ đẹp u buồn của mùa thu.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.5/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Zin

01/05/2024

Câu trả lời uy tín

Không ngoa khi nói rằng Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn có số phận cuộc đời éo le nhất trong các nhà văn Việt Nam hiện đại. Hơn 30 năm sống trong Sài Gòn, dưới vỏ bọc một nhà văn “quay lưng lại với cách mạng” để hoạt động trong mạng lưới tình báo, Vũ Bằng đã phải chịu nhiều điều tiếng và sự lạnh nhạt của bạn văn lẫn người đời. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Năm 2000, khi được Tổng cục II - Bộ Quốc phòng xác nhận tư cách công dân, công trạng thì Vũ Bằng mới “từ bên trời thương nhớ thênh thang trở về và đường hoàng gia nhập vào nền văn học Việt Nam hiện đại”. 
Mùa thu của Vũ Bằng thật mộng, thật thơ: “Mộng từ ngọn gió, cánh hoa mộng đi, mộng từ tiếng nhạn về, én đi mà mộng lại, mộng từ bông sen tàn tạ trên đầm mà mộng lên, mộng từ sắc ố quan hà mà mộng xuống”. Mùa thu ấy có chút gì đó đượm buồn, như là vấn vương, như là sầu nhớ: “Cái buồn mùa thu lê thê, cái buồn mùa thu tê mê, cái buồn mùa thu não nề”, buồn thật nhưng trăng thu thì lại rất đẹp: “Không có mùa nào trăng lại đẹp và sáng như trăng thu”, “Trăng dãi trên đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng chảy êm đềm…”. Cuối thu, lại càng buồn hơn: “Nhìn lên trời, người ta trông thấy trăng liềm nhô ra khỏi mộng để cho ánh ngà vắt sữa xuống ngàn cây…”.   

Nếu vẻ đẹp thiên nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân được thể hiện từ một cái tôi độc đáo luôn thèm sống và thể hiện mình; Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá, phát hiện thiên nhiên từ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc cùng những triết lí sâu sắc về con người; thì với Vũ Bằng, ông cảm nhận thiên nhiên bằng chính tình yêu và nỗi nhớ dành cho quê hương xứ sở hay cụ thể là nỗi nhớ dành cho Bắc Việt. Dòng hồi ức tràn trề ấy của tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của xứ Bắc, của vùng đất thủ đô nghìn năm văn hiến. 

Đúng như Tô Hoài nhận xét: "Vũ Bằng lạc lõng ở Sài Gòn quanh năm chói chang nắng nhớ thương bốn mùa Hà Nội", bao nhiêu trang viết của Vũ Bằng như thấm nhuộm mùi hương của từng cành cây ngọn cỏ, như phủ đầy vết bụi đường của từng dấu chân góc phố mỗi tháng, mỗi mùa. Tâm trạng ngày Nam đêm Bắc của Vũ Bằng, tất cả cảm xúc của ông gửi gắm đủ để người đọc thấy rằng ông đã yêu quê hương Bắc Việt đến thế nào; mến cảnh, mến người phương ấy biết là bao.  

Được đánh giá là một tác phẩm kí đặc sắc, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng xứng đáng là ví dụ điển hình cho đặc trưng kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình với những thao tác tư duy khoa học của loại hình kí văn học. Bằng câu chữ chọn lọc, chi tiết cực kỳ đắt, khai thác tối đa văn hóa, cảnh sắc theo mùa rất riêng ở miền Bắc, Thương nhớ mười hai là một bức tranh đẹp về mười hai tháng, về tình yêu và nỗi nhớ. Nỗi nhớ và tình yêu ấy trăm lần vạn lần dẫu đẹp đến mấy vẫn mang màu xót xa và dang dở.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

cảm nhận về ngày khai giảng của trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội HHTC ở Khuất Duy Tiến vào ngày 6/9/2024 (viết dài 3-4 trang )
cảm nhận ngày khai giảng của trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội HHTC ở 166 Khuất Duy Tiến vào ngày 6/9/2024
Viết văn cảm nhận về ngày khai giảng của trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội HHTC
Viết văn cảm nhận về ngày khai giảng của trường HHTC
giúp tui huhu
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved