04/05/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
04/05/2024
Nguyễn Kiệt
01/11/2024
Timithấy cứ sai đề sao á
Rip_ATHER ATHER
03/11/2024
Timi:))) thua
04/05/2024
Nhà phê bình văn học người Nga, Bêlinxki khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Vậy nên, mỗi nhà văn muốn “đứa con tinh thần” của mình sẽ bám rễ vào mảnh đất văn chương thì không đơn thuần chỉ là phản ánh những gì nhức nhối, mà trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp) để đặt ra “những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Và nhà văn Vũ Thị Huyền Trang với tình yêu thương con người vô bờ bến, cũng đã để cuộc đời “phả gió” vào trái tim mình, thôi thúc ông đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên cuộc đời, đúc thành những bông hoa hồng vàng sáng chói chứa chan tinh thần nhân đạo mang tên “Ga tàu tuổi thơ”.
Vũ Thị Huyền Trang là cây bút trẻ viết khỏe nhất với hơn 300 truyện ngắn, 200 tản văn và 100 bài thơ. Cô cũng là người “hăng” gửi bài nhất, kể cả những tờ tạp chí địa phương, tạp chí ngành, vậy nên tần suất bài cô được đăng cũng đáng nể. Một trong những tác phẩm đặc sắc của cô phải kể đến là “Ga tàu tuổi thơ”. Đặc biệt người đọc bị ấn tượng với hình tượng nhân vật người anh với tình yêu thương với các em.
Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ.
Là một cây bút viết khỏe, tính đến nay Vũ Thị Huyền Trang đã có cả nghìn trang sách thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn… Riêng năm 2021 Trang xuất bản liền một lúc 3 tập truyện ngắn “Đô thị ảo”, “Bố tôi”, “Nơi không có hoa đào”. Và những năm vừa qua truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang in rải rác khắp các báo văn nghệ từ Trung ương cho đến các địa phương khác trong cả nước. Với một tác giả trẻ như thế này thật đáng khâm phục vì số lượng tác phẩm nhiều có thể hơn cả một cây bút đã trưởng thành.
Tác phẩm “Ga tàu tuổi thơ” kể về kỉ niệm của nhân vật “tôi” với hình ảnh ga tàu. Không phải tự nhiên tác giả có kí ức sâu đậm với nơi này như vậy. Nó gắn liền với hoàn cảnh khi trước của gia đình, khi người mẹ bị bệnh nặng, người bố đã đưa mẹ lên Hà Nội trên chuyến tàu đó. Ba anh em nhân vật “tôi” từ đó phải tự đùm bọc chăm sóc nhau và hàng ngày ngóng đợi ở ga tàu đợi bố mẹ quay trở về.
Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh người anh cả được thể hiện ấn tượng. Bố mẹ chưa biết bao giờ sẽ trở về, người anh được giao trách nhiệm chăm sóc các em. Người anh đã vất vả lo từ việc nấu nướng đến lấy nước tắm giặt cho các em. Công việc này không hề dễ dàng với một người con trai, tuy nhiên người anh luôn cố gắng hết sức để hoàn thành việc chăm lo cho các em. Người anh rất yêu thương các em của mình, nhà gần hết gạo, người anh dù phải làm việc rất vất vả nhưng cũng chỉ ăn một ít còn lại nhường cho các em. Đến khi nhận được gạo bố mẹ gửi từ trên Hà Nội về, các em đều vui vẻ vì không sợ đói nhưng người anh chỉ lo lắng cho bố mẹ ở trên đó có khỏe mạnh không, bệnh của mẹ ra sao. Từ đó chứng tỏ anh là người rất tình cảm và biết lo lắng cho gia đình, người thân. Rồi sau đó khi bố mẹ đã trở về, lại đến người em út bị bệnh tật, chỉ còn hai anh em, người anh lại cố gắng hết sức để chăm lo cho em thật tốt, ngày ngày cõng người em đến bên ga tàu chờ đợi. Những chuyến tàu đi hoặc trở về đều mang niềm tin, hi vọng của người anh đi về mong cầu hạnh phúc cho gia đình anh.
Tác giả đã thực sự thành công khi xây dựng lên hình ảnh người anh với tình yêu thương, sự vất vả lo toan cho các em giúp ba mẹ. Bằng những từ ngữ giản dị, ngôn ngữ giàu cảm xúc đã thể hiện rõ tình cảm của nhân vật “tôi” với người anh. Từ đó đọng lại rất nhiều cảm xúc trong độc giả.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời