Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: (1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn nh...

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

07/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Đối với câu hỏi 1, việc "bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại" sẽ gây hậu quả lớn đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Nếu tuổi trẻ không chăm sóc và nuôi dưỡng tâm hồn, họ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội, thiếu niềm tin và ý chí để phấn đấu. Họ có thể trở nên thiếu sáng tạo, thiếu lòng yêu thương và không có khả năng đối phó với áp lực từ cuộc sống. Do đó, việc chăm sóc tâm hồn là rất quan trọng để giúp tuổi trẻ phát triển toàn diện và tự tin trong cuộc sống. Đối với câu hỏi 2, bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương qua một cách rất tinh tế và sâu sắc. Tác giả đã miêu tả dòng sông Hương như một biểu tượng của sự mãnh liệt, hoang dã và bí ẩn nhưng cũng mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng và say đắm. Qua bút kí này, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ và uy nghi của dòng sông Hương, thể hiện qua góc nhìn riêng biệt của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
soiyandere2

07/05/2024

Câu 1.

Tất cả mọi người khi sinh ra đều khát khao hạnh phúc và thành công, nhưng chúng ta thường lạc quan trong việc tìm kiếm lời giải đáp bên ngoài, trong khi quên rằng đáp án đã hiện diện trong tâm hồn của chính mình. Đáng tiếc, trong thời đại hiện tại, có một hiện tượng phổ biến mà con người bỏ qua tâm hồn, khiến nó trở nên khô cằn hoặc bị tràn đầy cỏ dại, gây ra hậu quả lớn đối với bản thân và xã hội. "Việc bỏ mặc tâm hồn" đề cập đến những người không làm giàu tâm hồn của mình, không đầu tư để nó trở nên phong phú. Họ thờ ơ đối với bản thân, không quan tâm và tôn trọng chính mình. Trái lại, "mọc đầy cỏ dại" ám chỉ những người không biết nuôi dưỡng tâm hồn, để cho những thứ xấu xa ngự trị trong nội tâm. Những người sống theo những lối này sẽ trải qua cuộc sống khô khan, thiếu sự tươi mới và đầy màu sắc. Kết quả, nhân cách của họ bị suy yếu, tạo điều kiện cho những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào cuộc sống. Từ đó, xã hội dần suy thoái và đất nước không thể phát triển. Sự tồn tại của những con người như vậy chủ yếu bởi vì họ chưa tìm được niềm vui và ý nghĩa thực sự trong cuộc sống. Vẫn còn những người sống cuộc đua theo tiền bạc, mải mê trong lối sống hưởng thụ, ăn chơi và đua đòi. Tóm lại, một tâm hồn đẹp và một lối sống đúng đắn sẽ mang lại hạnh phúc và thành công. Chúng ta cần nỗ lực để tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, luôn tìm kiếm giá trị sống và hạnh phúc thực sự từ những điều đơn giản, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.


Câu 2 

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí. Với vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực, ông đã có nhiều tác phẩm sâu sắc và giàu giá trị. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông". Tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương. Đây không chỉ đơn thuần là một dòng chảy địa lí mà con sông đó còn có tính cách, có tâm hồn, mang vẻ đẹp riêng.

Với cái tôi mê đắm, tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận khác nhau về con sông của đất nước. Bằng việc sử dụng liên tưởng so sánh độc đáo, tác giả ví sông Hương như "Cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại". Sông Hương hiện lên là người con gái của rừng và chính rừng Trường Sơn đã hun đúc lên ở dòng sông một bản lĩnh gan dạ. Không chỉ vậy, sông Hương còn như "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Ở đây, tác giả đã tôn vinh vẻ đẹp mẫu tính của sông Hương, ngợi ca sông Hương như một "đấng sáng tạo". Từ ngàn năm nay sông Hương đã lặng thầm bồi đắp phù sa để góp phần hình thành một vùng văn hóa thẩm mĩ dọc hai bên bờ sông. Nó là cội nguồn của không gian văn hóa Huế. Nhưng sông Hương không bao giờ muốn bộc lộ mình như một người mẹ bao dung, hiền từ và thầm lặng. Đó chính là những nét bí ẩn của dòng sông để dẫn dụ tâm hồn nghệ sĩ "khám phá, kiếm tìm".

Ngoài ra, tác giả còn giúp người đọc cảm nhận được nét đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế. Khi về đến đồng bằng sông Hương như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại. Phép so sánh liên tưởng tài hoa được nảy ra trong một khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ và cảm xúc. Phép liên tưởng ấy đã ngợi ca vẻ đẹp như cổ tích, như huyền thoại của sông Hương. Người con gái đẹp sông Hương được thánh thức bằng tình yêu, bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, mang một diện mạo hoàn toàn mới đầy lãng mạn và đam mê. Dòng sông bắt đầu chủ động dấn thân vào một hành trình "tìm kiếm có ý thức" để đi tới nơi gặp gỡ với những người tình mong đợi. Trên hành trình ấy, dòng sông phô diễn toàn bộ vẻ kiều diễm và quyến rũ của mình với những đường cong tuyệt mĩ. Sông Hương vượt qua một lòng vực sâu để sắc nước trở nên xanh thẳm, trải qua giữa những dãy đồi sừng sững, với những điểm cao đột ngột để dòng sông mềm như tấm lụa, nước sông phản chiếu "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Sông Hương đi qua những rừng thông u tịch nơi phòng kín giấc ngủ ngàn năm của vua chúa nhà Nguyễn và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ. Vậy qua đây, độc giả có thể thấy được sông Hương hiện lên như một người con gái ý nhị, biết tự thay đổi để tránh làm kinh động đến giấc ngủ của người xưa. Sông Hương đi qua những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà. Mặt nước dòng sông như sinh động hẳn lên khi nghe tiếng gọi ngân nga của Huế qua tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Trong hành trình tìm đến với tình yêu của mình, sông Hương không ngừng phô diễn vẻ đẹp của mình khi thì đẹp một cách lung linh, huyền ảo, đầy mộng mơ, lúc thì mang vẻ đẹp vừa bình dị vừa thiêng liêng. Đó chính là vẻ đẹp đơn thuần của tình yêu.

Còn trong lòng thành phố Huế, sông Hương giống như một người đi xa đã tìm đúng đường về, "tâm trạng vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long". Không chỉ vậy, nó còn "kéo một nét thẳng thực yên tâm để nơi cuối đường nhìn thấy tín hiệu của Huế là cây cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non". Để đáp lại tình cảm của Huế, sông Hương đã hiến dâng toàn bộ tinh hoa của mình. Một vẻ đẹp chẳng nơi nào có được. Trong lòng thành phố Huế, lưu tốc của sông Hương giảm đột ngột. Nó trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Với cái nhìn sắc sảo và vốn hiểu biết sâu rộng của một nhà khoa học, tác giả đã lí giải những chi lưu nhỏ cộng với hai hòn đảo nhỏ trên sông làm vận tốc của dòng sông giảm hẳn đi. Còn với cái nhìn mê đắm, tài hoa của một tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, ông lí giải sở dĩ sông Hương trôi đi thật chậm vì dòng sông còn vấn vương với Huế, ngập ngừng không nỡ rời xa. Nhưng cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia xa. Sông Hương lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Nhưng như sực nhớ một điều gì đó chưa kịp nói sông Hương đột ngột đổi dòng, quay trở lại gặp Huế lần cuối ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Sông Hương trong lịch sử là dòng sông hùng tráng với những chiến công hiển hách. Nhưng cũng là dòng sông đau thương với nhiều mất mát, hi sinh. Dòng sông mang số phận chung của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Còn giữa đời thường, sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Dòng sông đó không chỉ mang vẻ đẹp của con người Huế mà còn mang vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giữa đời thường nó như một cô gái Huế dịu dàng, kín đáo.

Có một dòng thi ca về sông Hương và dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng sáng tác của các nghệ sĩ. Sông Hương từng là "dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà. Từ tha thướt, mơ màng nó chợt hiện lên hùng tráng "như kiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát. Có một sự đồng điệu trong cách nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tố Hữu về dòng chảy này. Tác giả "từ ấy" nhìn thấy một nàng Kiều trên sông Hương còn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương đích thực là nàng Kiều rất mực chung tình.

Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương ở cái nhìn đa chiều và với đôi mắt lãng mạn, tài hoa nghệ sĩ. Từ đó, mang đến cho độc giả những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của dòng sông đất nước. Với việc sử dụng ngôn ngữ tinh tế, mĩ lệ, giàu chất thơ nên có những ý văn đẹp như những ý thơ, người đọc còn cảm nhận được tài năng của tác giả ở thể bút kí.

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
Uyen Cao

2 phút trước

phân tích chi tiết cấu tứ và hình ảnh bài thơ Tiếng đàn bầu của tác giả Lữ Giang : Lắng tai nghe đàn bầu Ngân dài trong đêm thâu Tiếng đàn là suối ngọt Cho thời gian lên màu. Tiếng đàn bầu của ta Lời đ...
cảm nhận về ngày khai giảng của trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội HHTC ở Khuất Duy Tiến vào ngày 6/9/2024 (viết dài 3-4 trang )
cảm nhận ngày khai giảng của trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội HHTC ở 166 Khuất Duy Tiến vào ngày 6/9/2024
Viết văn cảm nhận về ngày khai giảng của trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội HHTC
Viết văn cảm nhận về ngày khai giảng của trường HHTC
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved