26/12/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
26/12/2024
28/12/2024
Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩaTheo nội dung lời ca, chúng ta thấy rõ ràng hình ảnh của một đám cưới qua tập tục rước dâu. Chú rễ đã sửa soạn một cỗ xe thật đẹp, có chiếc kiệu vàng thắng sau con ngựa ô. Với những trang trí rực rỡ cho lễ rước dâu, vật dụng được làm bằng kim loại quý , nào là “khớp bạc” (các đầu khớp được bọc bạc), “lục lạc đồng đen” (các lục lac ngựa đeo được làm bằng đồng đen), và “cán roi anh bịt đồng thòa”….
Giai điệu tiết tấu bài dân ca tươi vui, thể hiện được tâm tình của chàng trai trong ngày vui lớn nhất trong cuộc đời, âm thanh cho ta nghe được ân tiết tấu của chú ngựa ô rộn ràng gõ bước chân trên đường, như tiếng lòng của chàng trai trên đường rước cô dâu về lâu đài tình ái, cùng xây dựng hạnh phúc trăm năm.
27/12/2024
Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
“Khớp con ngựa ngựa ô Khớp con ngựa ngựa ô Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vang, ớ ơ ờ ớ ơ… Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen Búp sen lá dặm, dây cương nhuộm thắm Cán roi anh bịt đồng thoà. Là đưa, í a đưa nàng, đưa nàng… Anh đưa nàng về dinh…”
Đây là những câu hát em thường được nghe qua chiếc đài radio của ông em khi còn nhỏ. Khi lớn lên, em mới biết được rằng đây là lời của bài hát "Lý Ngựa Ô," một bài dân ca nổi tiếng của Nam Bộ. Bài hát này đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc bởi nhịp điệu vui tươi và hình ảnh sống động của những chú ngựa đầy sắc thái.
Gần đây, em còn được biết trong nền văn học Việt Nam có một bài thơ viết về làn điệu "Lý Ngựa Ô" có tên là "Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất" của tác giả Phạm Ngọc Cảnh, nằm trong tập "Đêm Quảng Trị." Bài thơ ra đời trong bối cảnh hào sảng của người lính ra trận, kể lại cuộc chiến tranh đã qua của đất nước, xen lẫn với tình yêu đôi lứa được thể hiện qua làn điệu dân gian quen thuộc.
Mở đầu, những làn điệu "Lý Ngựa Ô" được hát ở bên nhân vật anh:
"Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu …… Cả một vùng sông ai chẳng hát Sao không nghe câu lý ngựa ô này."
Hình ảnh những con ngựa đã xuất hiện trong tâm trí nhân vật từ khi còn nhỏ. “Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu,” nhà thơ sử dụng nghệ thuật hoán dụ với từ “vó ngựa” để chỉ giặc ngoại xâm. Anh lớn lên trong thời kì chống giặc cứu nước, nhưng dù trong cảnh chiến tranh, tình yêu giữa người với người vẫn không bao giờ phai nhạt, và những câu hát dân gian như làn điệu "Lý Ngựa Ô" chính là nguồn sức mạnh tinh thần.
Tiếp theo, tác giả dùng nghệ thuật điệp ngữ để tăng thêm niềm tự hào của nhân vật về làn điệu "Lý Ngựa Ô," thứ quý giá mà cha ông để lại. Từ niềm tự hào đó, nhân vật anh khéo léo thổ lộ tình cảm với người thương, nhắc đến làn điệu "Lý Ngựa Ô" và nghĩ ngay đến em, tưởng tượng cảnh cùng em hát vang.
Không chỉ riêng anh, cả làng anh cũng yêu làn điệu này. Làng anh, nằm ven sông, gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Mỗi năm vào tháng tư, làng anh lại mở hội Gióng, khắp nơi về tham gia và tỏ lòng biết ơn Thánh Gióng. Khi hội Gióng diễn ra, làn điệu "Lý Ngựa Ô" lại vang lên, như khúc hành quân của Thánh Gióng cùng ngựa sắt.
Đến với vùng đất thứ hai, bên nhân vật em:
“Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng qua truông rậm đến bây giờ anh buộc võng gặp mối dây buộc ngựa gỗc lim già suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện suốt miền Trung núi choài ra biển nên gập ghềnh câu lý ngựa ô qua…”
Quê em ở miền Trung, nơi móng ngựa gõ mê say để băng qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng và qua truông rậm rạp. Đây là những vùng địa hình đặc trưng của miền Trung, nơi có phá và truông, nơi em và anh gặp nhau trong hoàn cảnh chiến tranh. Những câu hát "Lý Ngựa Ô" quen thuộc lại vang lên, tiếp thêm sức mạnh cho anh.
Cuối cùng, làn điệu "Lý Ngựa Ô" của hai vùng đất giao lưu với nhau:
“Hay vì làng anh ở ven sông những năm gần đây tháng tư vào hội Gióng đã hát quen lý ngựa ô rồi khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng móng gõ mặt thời gian gõ trống khen câu miền Nam như giục như mời ngựa tung bờm bay qua biển lúa ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa tiếng hí chào xa khơi… hay em biết quê anh ngoài đó câu hát bắc cầu qua một thời quan họ câu hát xui nhau nên vợ nên chồng lý ngựa ô này hát theo đường đánh giặc có điều gì như thể ẩn vào trong?”
Mỗi vùng có một nét đặc trưng riêng trong làn điệu "Lý Ngựa Ô." Ở Bắc Bộ, làn điệu này gắn với truyền thuyết Thánh Gióng; ở Trung Bộ, gắn với truông dài phá rộng; ở Nam Bộ, âm điệu như giục như mời, gắn với ngựa bay qua vựa lúa, chạy ở nơi sông Cửu Long để vươn ra biển lớn.
Trong sự hòa hợp của các làn điệu "Lý Ngựa Ô," chàng trai miền Bắc tỏ tình với người thương, giới thiệu làn điệu quan họ Bắc Ninh nổi tiếng. Anh mong mỏi tình cảm của họ được như những câu hát quan họ, với người yêu làm hậu phương vững chắc.
Qua bài thơ "Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất," chúng ta như được đắm chìm trong những làn điệu "Lý Ngựa Ô" – một làn điệu dân ca nổi tiếng không kém quan họ. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của dân ca "Lý Ngựa Ô" từ Bắc vào Nam, ở mỗi nơi lại mang nét đặc trưng riêng. Từ làn điệu này, các nhân vật bộc lộ tình cảm dành cho nhau và tình yêu với đất nước. Truyền thống yêu nước và yêu thương lẫn nhau đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam, giống như làn điệu "Lý Ngựa Ô" đã in sâu vào văn hóa bao đời nay của đất nước.
26/12/2024
Cảm nhận về bài hát:
Hình ảnh sinh động: Bài hát sử dụng những hình ảnh rất cụ thể và sinh động như: ngựa ô, kiệu vàng, lục lạc, búp sen, giây cương... Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh tươi tắn, sống động về một lễ hội, một đám cưới hay một sự kiện quan trọng nào đó.
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng: Ca từ của bài hát rất dễ hiểu, gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân. Ngôn ngữ mộc mạc, chân chất nhưng lại rất giàu hình ảnh và giàu cảm xúc.
Âm điệu vui tươi, rộn rã: Bài hát có giai điệu vui tươi, nhịp nhàng, tạo cảm giác phấn khởi, náo nhiệt. Âm nhạc như hòa quyện với hình ảnh của một đoàn người rước dâu náo nhiệt, vui tươi.
Tình cảm lứa đôi: Bài hát thể hiện tình cảm lứa đôi tha thiết, chân thành. Hình ảnh "anh đưa nàng về dinh" là một hình ảnh đẹp, lãng mạn, thể hiện ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của đôi lứa.
Văn hóa dân gian: Bài hát phản ánh nét đẹp văn hóa dân gian của người Nam Bộ. Những hình ảnh về ngựa ô, kiệu vàng, lục lạc... đều là những hình ảnh quen thuộc trong các lễ hội, đám cưới của người dân vùng sông nước.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
30/12/2024
30/12/2024
Top thành viên trả lời