Kết quả tìm kiếm cho [Thi vào lớp 10]

Newsfeed
Hỏi đáp
Cẩm nang
Giải bài tập SGK
Ôn luyện
Thành viên
1 trả lời
Trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cha tôi Nhà tôi có bốn người. Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Mẹ thế hệ 6X, sinh sau cha hơn một giáp, luôn chịu cảnh xa chồng. Chị Mai tôi thế hệ 7X đã gần ba mươi tốt nghiệp đại học, chị đi làm cho một doanh nghiệp Nhật Bản, suốt ngày ăn cơm tiệm. Tôi, thế hệ 8X, mười chín tuổi, tốt nghiệp phổ thông hạng làng nhàng, thi vào đại học hai lần đều trượt. Sống theo ý mình luôn là cảm hứng thường trực và tự do muôn năm. Sống tự do theo ý thích, tôi suốt ngày chơi bời, đàn đúm. …đầu tóc thì đổi kiểu xoành xoạch, hết nhuộm hoe hoe vàng lại hấp màu lông chuột. Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu. Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót. Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn. (…) Đến tận lúc về, con bé bạn tôi còn chưa hết hãi: - Khiếp! Ông già mày ghê quá. Hỏi tao mà cứ như mật thám hỏi cung các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù đế quốc thực dân ấy. - Bố tao nghiêm thế. Nhưng mà thương vợ con và mọi người lắm. - Tao đếch thích kiểu thương ấy. Bận sau nếu có chuyện gì tao với mày ra quán cà phê cho tiện. Cánh cổng khép lại. Tôi mang theo nỗi ấm ức của thằng con trai mới lớn. - Cha cứ làm kiểu này thì con hết bạn, hết chỗ chơi. Từ bây giờ có giời bảo cũng chẳng đứa nào dám đến nhà mình nữa. - Mẹ con con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, chơi bời không ổn chút nào. Ma túy, tệ nạn xã hội đầy ra đấy. Các con còn non nớt. Rất dễ sa ngã. Tôi tức quá cãi lại: - Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà cha trách mắng mọi người... Nói chưa dứt, mắt tôi đã hoa cả lên. Một cái tát nổ đom đóm mắt từ bàn tay thô ráp quen cầm súng nhà binh. Tôi ngã dúi. Cha quát to: - Chả nhẽ cha đi bộ đội bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước là để cho con nói với cha bằng cái giọng chợ giời ấy hả? Bà ấy đâu rồi? Con hư tại mẹ! Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Bà tôi mất từ lâu lắm rồi còn mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm vẫn chưa về, chị Mai ngoan ngoãn thì đi học thêm Anh văn. Dường như lòng tự trọng của đứa con trai mới lớn chấm hết. Tất cả kìm hãm, dồn nén sự khó chịu của tôi từ lúc cha về đã quá đủ. Cha - một người cha đi biền biệt bao nhiêu năm để rồi bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷ luật nhà binh. Tôi nói với cha: - Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ. Sắc mặt của cha tôi đỏ hồng lại tím nhanh dễ sợ. Môi ông lắp bắp: - Mà... mày... nói... ca... cái... gì? Ông ôm đầu, đau đớn, ngồi phịch xuống giường gấp. - Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính. Tôi cãi lại cha và tôi lao khỏi nhà. Tôi bỏ đi lang thang trên phố. Đêm tôi không về. Sau này, khi “trời yên biển lặng”, tôi mới biết: Suốt đêm ấy, cha lo lắng sợ tôi dạt vòm đi bụi đời. Ông điện thoại báo hung tin về thằng con quý tử bỏ nhà cho bạn bè, đồng đội đã phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu biết. Người nọ vội vã gọi người kia lan truyền theo cấp số nhân, như thể chiến tranh sắp nổ ra, huy động gần hết một “tiểu đoàn quân” đi tìm... tôi. Trích Cha tôi, Sương Nguyệt Minh, vănnghe.ninhbinh.gov.vn nêu những cảm xúc của người em và nười chị về người cha trong đoạn trích trên

2 trả lời
Trả lời
4 trả lời
Trả lời
1 trả lời
Trả lời
2 trả lời
Trả lời

Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Bí mật lâu đài cổ Shoscombe, hãy xác định địa điểm xảy ra vụ án 1. PHÂN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: ĐỂ SỐ 19 BÍ MẬT LÂU ĐÀI CÓ SHOSCOMBE 138 137 (Lược trích một phần: Một hôm, Mason, một huấn luyện viên ngựa ở công viên Shoscombe đến tim Holmes nhờ giúp đỡ. Chủ của ông là Robert, người có đam mê đua ngựa, sống nhờ trong lâu đài cổ Shoscombe của người chị gái- phu nhân Phalder. Phu nhân rất thương em trai, ngày ngày khi đi dạo, phu nhân sẽ ghé để thăm ngựa và động viên em. Robert đặt cược tất cả gia tài vào con Hoàng tử, thậm chí cắm cả lâu đài Shoscombe cho các chủ nợ Do Thái. Khoảng 1 tuần nay phu nhân không ghé thăm chuồng ngựa dù thỉnh thoảng bà vẫn đi dạo trên xe ngựa, Robert cáu gắt dẫn con chó giống quý hiếm của chị tới cho lão Barnes, chủ quán ăn “Con Rồng Xanh”. Đêm đêm lão còn xuống hầm mộ gần lâu đài hàng tiếng đồng hồ. Qua theo dõi, Mason còn thấy trong hầm mộ có bộ xương khô. Holmes và cộng sự đã tới Shoscombe, trọ và tìm cách tiếp cận lão Barnes) Sau khi ông chủ quán rời chúng tôi, Holmes nói với tôi: Trong tay chúng ta chỉ có vài lá bài, Watson à. Ván bài này không phải dễ chơi đâu. Nhưng trong một hai ngày, chúng ta có thể tìm ra đầu mối. Tôi tin rằng ngài Robert vẫn còn ở Luân Đôn. Tôi đề nghị tối nay chúng ta chui vào vùng cấm địa. Có vài chi tiết tôi muốn rà soát lại. - Anh có giả thiết rồi à? - Sơ sơ như vậy, Watson à. Một chuyện đã xảy ra cách đây khoảng tám ngày, làm xáo trộn sinh hoạt tại lâu đài Shoscombe. Chuyện gì à? Này, hãy xét lại người em chẩm dứt việc thăm viếng người chị tật nguyền, ông ấy tống khứ con chó mà bà chị cung. Con chỏ thuộc quyền sở hữu của bà ấy, Watson! Anh có thấy gì lạ không? - Thù vặt thôi? - Có thể. Hoặc là... ở... tôi lại thấy... Ta hãy nghiên cứu lại tình hình. Từ lúc cãi lộn cứ tạm cho là có đi, mệnh phụ đổi thói quen, ở mãi trong phòng, có ra đi thì không ghẻ thăm chuồng ngựa nữa, rõ ràng nhất là đâm ra uống rượu. Nào, khớp nhau trăm phần trăm chưa. - Còn chuyện ở nhà mỗ... - À còn cái nhà mồ dưới đất! Giả thiết rằng... đó là giả thiết động trời rằng... Ngài Robert thanh toán chị ruột mình? - Chuyện gì động trời vậy? khảng địa CHINH PHỤC KÌ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN - Đành rằng, ngài thuộc thế gia vọng tộc. Nhưng trong một đàn cửu, biết đâu lại chẳng có một con chiên ghẻ... Anh có ý kiến gì, Watson? - Một khi mà anh chọn giả thiết kinh khiếp như vậy thì chuyện gì lại không được? - Tôi định làm một thí nghiệm nhỏ vào ngày mai, Watson à, Khoảng một hai giờ, chúng tôi đi dạo một vòng và anh xin được chủ quản cho dẫn khôn. theo con chỏ tỉnh - Đây là vùng từ địa - Holmes nói. Khi chúng tôi tới trước cải cổng hai lớp song sắt gắn huy hiệu của một dòng họ quý tộc. - Ông Barnes có chọ biết, khoảng 12 giờ, bà có mệnh phụ sẽ dùng ngựa đi dạo, và khi tới cổng, xe phải chạy chậm để chờ mở cổng. ... Xe chạy chậm lại, ngựa đi từng bước. Nhờ đó tôi có thể quan sát kỹ người trên xe. Một thiếu phụ trẻ, thân hình đều đặn, tóc vàng, ngồi bên trái. Bên phải là một bà lão, khăn choàng che khuất mặt và tai. Chắc chắn là một bà lão tật nguyền. Khi xe ra đường cái tôi ra hiệu lệnh. Xà ích ngừng xe lại. Tôi hỏi thăm ngài Robert. Cùng lúc đó, Holmes rời nơi ẩn nấp, thả con chó trung thành ra. Con vật vui mừng, sủa vang, leo lên xe. Trong nháy mắt, nguồn vui cuống cuồng của nó biển thành sự thịnh nộ đằng đằng sát khí, nó muốn xẻ tà ảo bà lão. - Cho chạy, cho chạy - Một giọng cứng cỏi ra lệnh. Ngựa ăn roi, chiếc xe phóng đi nhanh. Hai chúng tôi còn lại trên lộ. - Thấy chưa Watson, kế sách của ta tốt đẹp - Holmes nói lớn và cột con chỗ lại - Nó lầm tưởng là chủ nó, nhưng nó phát hiện người nào khác. Chó chưa khi nào lầm. - Tiếng ra lệnh cho xe chạy là tiếng đàn ông - Tôi nói lớn. Ta có thêm một lá bài mạnh trong tay. Nhưng còn phải đổ mồ hỏi nữa. - Đúng thế. (Lược phần cuối: Holmes và Watson được Ma-sơn bí mật đưa xuống hầm mộ. Holmes phát hiện trong 1 hòm cổ có xác một người mới mất. Vừa lúc đó, Robert di xuống, biết mọi chuyện đã bại lộ, hắn đành kể hết cho Holmes nghe về cái chết của người chị, hắn không giết bà mà chỉ là giấu nhẹm cái chết của bà vì sợ bọn chủ nợ đến đòi và tịch thu con Hoàng tử. Lão có nhân chứng là hai vợ chồng người nữ hầu của bà chị. Hôm bàn giao vụ việc cho cảnh sát, cuối cùng, Robert thắng giải đua, trả hết nợ nần, lo tang lễ chu đáo cho người chị). Thực hiện các yêu cầu sau. (Theo A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Thám tử Sherlock Holmes, Toàn tập, Tập 2, NXB Hồng Đức, 2019, tr 564-581) Câu 1. Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Bí mật lâu đài cổ Shoscombe, hãy xác định địa điểm xảy ra vụ án. Câu 2. Đặc điểm hệ thống nhân vật của thể loại truyện trinh thám được thể hiện như thế nào trong văn bản Bí mật lâu đài cổ shoscombel Câu 3. Trong văn bản, dựa vào đâu mà Holmes phán đoán người đi dạo hàng ngày trên xe ngựa không phải là phu nhân Phalder? Bằng cách nào Holmes đã phát hiện ra chân tướng sự việc? Qua đó, em thấy được những năng lực nào của Holmes? Câu 4. Em hiểu câu nói: Nhưng trong một đàn cừu, biết đâu lại chẳng có một con chiên ghẻ như thế nào? Câu 5. Trong cuộc sống, đôi khi có những sự thật bị che giấu, để tìm ra sự thật, chúng ta cần có những phẩm chất gì?

Trả lời

ÁN MẠNG TRÊN SÔNG NILE Linnet Ridgeway là một thiếu nữ trẻ người Mỹ được thừa hưởng một gia sản rất lớn của gia đình, cô chuyển sang Anh sống với hy vọng sẽ biến đổi hẳn một vùng đồng quê xung quanh trang viên của cô trở thành một vùng thịnh vượng theo đúng ý mình. Không chỉ giàu có và xinh đẹp, Ridgeway còn là người xởi lởi và đối xử tốt với mọi người, cô sẵn sàng giúp người hầu gái Marie nhận ra rằng vị hôn phu của cô ta, kỹ sư Fleetwood, thực tế là một người đã có vợ, Linnet cũng dễ dàng nhận lời đề nghị của người bạn gái thân Jacqueline de Bellefort về việc nhận Simon Doyle, người vừa đính ước với Jacqueline, vào làm việc. Điều Jacqueline không ngờ tới là sau khi tới làm việc tại trang viên của Linnet, Simon Doyle và Linnet lại phải lòng nhau và đi tới đám cưới trong sự bất ngờ của Jacqueline. Để trả đũa, cô gái người Pháp theo đuổi đôi vợ chồng mới cưới khắp nơi trong chuyến đi nghỉ tuần trăng mật của hai người. Cuối cùng cả bốn người (kể cả cô hầu gái Louise Bourget của Linnet) tới Ai Cập và bắt đầu một chuyến du lịch kỳ lạ trên sông Nile cùng 18 hành khách khác, nhiều người trong số đó không hiểu vô ý hay tình cờ lại có ít nhiều quan hệ với vợ chồng nhà Doyle hoặc Jacqueline. Người đầu tiên là Poirot, thám tử người Bỉ từng chứng kiến một cuộc nói chuyện thân mật của Simon Doyle và Jacqueline de Bellefort trong thời gian họ còn đính ước. Tiếp đó là bà Allerton và con trai Tim Allerton, những người họ hàng của cô Joanna Southwood, bạn gái của Linnet. Tình cờ trên tàu Linnet còn gặp "chú" Pennington, bạn bố cô và cũng là luật sư chịu trách nhiệm về khối tài sản khổng lồ của nhà Ridgeway tại Mỹ trong thời gian chờ Linnet đủ 21 tuổi, Pennington tỏ ra bất ngờ khi biết tin Linnet đã kết hôn với Simon Doyle. Trên tàu còn có những hành khách kỳ lạ khác như nhóm 3 khách du lịch người Mỹ gồm quý bà Schuyler cùng hai tùy tùng là cô Bowers và cô Cornelia Robson, chàng thanh niên cấp tiến người Anh James Ferguson, bác sĩ người Áo Carl Bessner, nhà khảo cổ người Ý Richetti hay vị khách ít nói người Anh James Fanthorp. Về phần Hercule Poirot, ông cũng nhận ra một người quen là đại tá Race vốn lên tàu để tìm bắt một tên giết người không rõ danh tính, Poirot cũng kịp làm quen với mẹ con nữ nhà văn Otterbourne. Trước khi chuyến tàu du lịch sông Nile khởi hành, Jacqueline đã bộc lộ ý định trả thù của cô với Poirot, tuy hết lòng ngăn cản nhưng viên thám tử người Bỉ cũng không thể ngăn cô gái người Pháp lên tàu với khẩu súng lục trong ví. Khi tàu dừng lại thăm một đền thờ Ai Cập cổ, một viên đá lớn bất ngờ rơi xuống đầu hai vợ chồng Doyle, rất may cả hai đã tránh kịp. Sau khi tàu khởi hành lại, trong một buổi tối sáng Trăng khi cô Linnet đã đi ngủ, Jacqueline và Simon quay ra tranh cãi kịch liệt tới mức Jacqueline rút súng ra bắn vào chân người yêu cũ. Mặc dù bị thương, Simon Doyle vẫn bình tĩnh đề nghị hai người chứng kiến vụ việc là Fanthorp và cô Cornelia Robson dìu Jacqueline về phòng để tránh cô tự làm hại bản thân trước khi nhờ tới sự chăm sóc của bác sĩ, Jacqueline de Bellefort sau đó được cô Bowers cho uống thuốc ngủ và thức trông cho tới sáng. Khi bác sĩ Bessner đang sơ cứu cho Doyle tại phòng riêng thì Fanthorp quay trở lại phòng lớn để tìm khẩu súng nhưng kỳ lạ là nó đã biến mất. Sáng hôm sau cả chuyến tàu trở nên náo loạn khi cô hầu Louise phát hiện ra người chủ của mình, Linnet Doyle đã chết vì bị bắn thẳng vào đầu bằng một khẩu súng lục. Khẩu súng sau đó được vớt lên từ sông Nile cùng với chiếc khăn của bà Schuyler bị mất trong buổi tối xảy ra vụ cãi vã. Cuộc thẩm vấn của thám tử Poirot cùng đại tá Race chưa đi đến kết quả thì đến lượt cô hầu Louise thiệt mạng, cô bị đâm bằng dao phẫu thuật trong khi tay vẫn đang nắm chặt một mẩu tiền Pháp. Lập tức nữ nhà văn Otterbourne thông báo cho Poirot và Simon Doyle biết rằng mình đã trông thấy kẻ giết Louise, mà theo bà cũng là kẻ giết cô Linnet. Chưa kịp nói đến danh tính tên giết người thì bà Otterbourne đã bất ngờ bị bắn chết, kẻ thủ ác đã dùng khẩu súng của người khách Mỹ Pennington sau đó bỏ lại ngay ở hiện trường. Với toàn bộ chứng cứ, lời khai thu thập được, sau một hồi suy luận, thám tử Poirot dần đoán ra hung thủ là ai. Ông cho gọi từng hành khách vào phòng vấn và phác họa cho họ cái cách mà chính họ có thể ra tay để giết những nạn nhân trên tàu. Người cuối cùng được ông gọi đến là cô Jacqueline de Bellefort. Poirot đã làm thanh tra Race và bác sĩ Bessner bất ngờ khi tuyên bố đây là một trong hai thủ phạm của ba vụ án mạng, người kia đương nhiên là Simon Doyle. Theo đó thực ra Jacqueline đã không bắn vào chân Simon mà chỉ bắn vào tường, về phần mình, Simon lợi dụng lúc mọi người đưa Jacqueline về phòng và đi gọi bác sĩ Bessner đã lẻn lên phòng Linnet và giết chết vợ mình bằng khẩu súng của Jacqueline, sau đó Doyle quay lại phòng lớn và tự bắn vào chân mình. Cả Simon và Jacqueline không ngờ rằng Louise đã trông thấy vụ việc, cô hầu gái không khai cho thám tử Poirot mà tìm cách tống tiền hai thủ phạm. Lợi dụng lúc Louise đang đếm tiền, Jacqueline đã dùng chiếc dao mổ lấy từ phòng bác sĩ Bessner để giết chết cô hầu. Một lần nữa Jacqueline bị bà Otterbourne phát hiện, ở lần này Simon kịp la lớn để người đồng phạm ở phòng bên cạnh biết tin và dùng súng giết chết nữ nhà văn. Hercule Poirot cũng tìm ra kẻ đã đẩy tảng đá xuống đầu vợ chồng Doyle ở đền thờ là Pennington, người muốn giải quyết những vụ làm ăn lập lờ ở Mỹ bằng việc giết Linnet, còn nhà khảo cổ nóng tính Richetti thực tế lại chính là tên giết người mà đại tá Race truy tìm. Khi tàu cập cảng và cảnh sát đợi sẵn trên bờ, Jacqueline de Bellefort bất ngờ rút súng lục ra bắn chết người yêu Simon Doyle và sau đó tự tử. Vụ án kết thúc. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: "Vụ án mạng trên sông Nile" thuộc thể loại nào? Câu 2: Ai là nạn nhân trong vụ án mạng? Nạn nhân bị sát hại như thế nào? Câu 3: Truyện được kể theo góc nhìn nào? Bối cảnh của câu chuyện diễn ra ở đâu? Câu 4: Ai là những nghi phạm trong vụ án? Mối quan hệ giữa các nghi phạm và nạn nhân như thế nào? Câu 5: Thám tử Poirot đã sử dụng những bằng chứng nào để phá án? Câu 6: Kẻ thủ ác có động cơ gì để giết hại nạn nhân? Câu 7: Cuối cùng, kẻ thủ ác có bị trừng phạt không? Câu 8: Nhịp điệu của câu chuyện như thế nào? Kết thúc của câu chuyện có gì bất ngờ? Câu 9: Theo bạn, yếu tố nào trong hình thức truyện đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm? Câu 10: Xác định hệ thống nhân vật và cốt truyện

1 trả lời
Trả lời
2 trả lời
Trả lời
4 trả lời
Trả lời
2 trả lời
Trả lời
3 trả lời
Trả lời
1 trả lời
Trả lời
2 trả lời
Trả lời
2 trả lời
Trả lời
6 trả lời
Trả lời
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
Ảnh ads
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi