Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Vật lý lớp 10 - THPT Lê Quý Đôn - Tỉnh Quảng Nam

Đề bài

Ảnh ads

Đáp án

Đáp án đang được cập nhật

Chia sẻ đề thi ngay thôi

Trích dẫn Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Vật lý lớp 10 - THPT Lê Quý Đôn - Tỉnh Quảng Nam

Câu 1: Độ dịch chuyển của một vật có độ lớn bằng A. độ dài đường đi của vật. B. khoảng cách di chuyển của vật trong một khoảng thời gian nhất định. C. khoảng cách giữa vị trí ban đầu và vị trí cuối của vật. D. độ dài đường đi của vật trong một khoảng thời gian nhất định. Câu 2: Chuyển động nào là chuyển động thẳng biến đổi đều A. Chuyển động thẳng có vận tốc không đổi theo thời gian. B. Chuyển động thẳng có gia tốc tăng đều theo thời gian. C. Chuyển động thẳng có vận tốc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. D. Chuyển động thẳng có gia tốc giảm đều theo thời gian. Câu 3: Một người đang ngồi trên xe ô tô, phía trước có vật cản, xe phanh gấp. Hỏi người đó nghiêng về phía nào? A. Nghiêng sang phải. B. Nghiêng về phía sau. A. Nghiêng sang phải. B. Nghiêng về phía sau. C. Nghiêng sang trái. D. Nghiêng về phía trước. C. Nghiêng sang trái. D. Nghiêng về phía trước. Câu 4: Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí? A. Tiếp xúc với nơi có cảnh báo nguy hiểm về điện. B. Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. C. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị. D. Tắc công tắc nguồn thiết bị trước khi cắm điện và sau khi tháo điện. Câu 5: Nếu hai lực đồng quy $\overrightarrow{F_1},\overrightarrow{F_2}$ ngược chiều nhau, độ lớn hợp lực $\overrightarrow F$ của hai lực đó là $A.F=F_1+F_2$ $B.F=\sqrt{F^2_1-F^2_2}$ $C.F=|F_1-F_2|$ $D.F=\sqrt{F^2_1+F^2_2}$ Câu 6: Gọi $\overline A$ là giá trị trung bình, AA' là sai số dụng cụ, $\overline{\Delta A}$ là sai số ngẫu nhiên, AA là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là $A.\delta A=\frac{\Delta A^\prime}{\overline A}.100\%.$ $B.\delta A=\frac{\overline{\Delta A}}{\overline A}.100\%.$ $C.\delta A=\frac A{\overline n}.100\%.$ $D.\delta A=\frac{\Delta A}{\overline A}.100\%.$ Câu 7: Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu vo từ độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc Câu 7: Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu $v_0$ từ độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Thời gian rơi của vật là $A.t=\sqrt{\frac{2g}h}.$ $B.t=\sqrt{\frac hg}.$ $C.t=\sqrt{\frac{2h}g}.$ $D.t=\sqrt{\frac h{2g}}.$ Câu 8: Trọng lực là gì? A. là lực hút của các hành tinh trong hệ Mặt Trời tác dụng lên mọi vật. B. là lực hút của Mặt Trời tác dụng lên mọi vật. C. là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. B. là lực hút của Mặt Trời tác dụng lên mọi vật. C. là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. D. là lực hút của các thiên hà trong vũ trụ tác dụng lên mọi vật. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lực ma sát trượt? A. Lực ma sát trượt tệ lệ với áp lực N. B. Lực ma sát trượt ngược hướng với hướng chuyển động của vật trượt. C. Lực ma sát trượt xuất hiện để cản trở chuyển động trượt của vật. D. Lưc ma sát trượt phu thuộc vào diện tích tiếp xúc.

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi