Chia sẻ đề thi ngay thôi
Ngữ Văn
Lớp 12
2022
Hà Nội
914
40
[1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc, Văn hoá dân gian là "văn hoá gốc", "văn hoá mẹ", tức văn hoá khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. VHDG còn là văn hoá của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Những thuộc tính này thể hiện trên nhiều bình diện như cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng thích ứng và hòa hợp, Cách ứng xử này còn thấy ở ăn, mặc, ờ, giải trí và quan hệ cộng đồng. Tất cả các nhân tố kể trên khiến cho văn hoá dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hoá dân tộc. [2] Nhận định về VHDG, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây chính là "bộ gen của văn hoá dân tộc", là "vườn ươm cho văn nghệ chuyên nghiệp, là sự giữ gìn cốt cách bền vững của dân tộc", Do đó, việc sưu tầm và nghiên cứu VHDG chính là cách "biến di sản quá khứ thành tài sản hôm nay". Văn hoá và văn hoá dân gian được phát huy đúng mức sẽ là "nguồn năng lượng nuôi dưỡng sức mạnh kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia để vượt qua thử thách, khai thác thời cơ". [3] Vai trò của VHDG quan trọng như vậy song hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết, do Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mà mỗi dân tộc lại có nhiều ngành khác nhau dẫn tới phạm vi, đối tượng và vùng nghiên cứu cũng nhiều và rộng lớn. Từ đó công việc của các nhà nghiên cứu, sưu tầm phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Thách thức là vì di sản văn hoá phi vật thể đang biến đổi nhanh bởi sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, bởi tốc độ đô thị và toàn cầu hoá, trong khi lực lượng nghiên cứu, sưu tầm tâm huyết và am hiểu VHDG lại ngày càng ít đi. [4] Chúng ta có những hoạt động gìn giữ và phát huỷ nhân lực cho bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Một trong những hoạt động đó là phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tủ và Nghệ nhân Nhân dân. Việc này là chính sách rất đúng, thực hiện tốt nhưng chưa đủ. Nghệ nhân là người nắm giữ di sản cực kì quan trọng. Song thời điểm hiện tại, chúng ta mới chú trọng tới việc tôn vinh mà chưa tìm hiểu được nhu cầu lớn nhất của họ là cần có được môi trường để thực hành, sáng tạo và truyền dạy. Thực tế, phần lớn các nghệ nhân đều cao tuổi và sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Do đó, bên cạnh việc tôn vinh. nâng đỡ về tinh thần thì sự quan tâm về vật chất giúp họ vơi bớt nỗi lo cuộc sống để tập trung sáng tạo và truyền dạy là vô cùng quan trọng. Một số tinh đã có đãi ngộ các nghệ nhân, tuy không nhiều nhưng cũng giúp họ có thêm thời gian, tâm huyết với học trò.