banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 39:Trong những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?

A.Bảo vệ biên giới Tây Nam.
B.Tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C.Đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
D.Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - năm 2023-2024 - Đề 33

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Vai trò chủ yếu của tổ chức Liên hợp quốc từ khi thành lập cho đến nay là

A.duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B.giúp các nước nghèo phát triển kinh tế.
C.thúc đẩy giao lưu văn hoá thế giới.
D.ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Câu 2:Năm 1957, quốc gia nào sau đây phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất?

A.Mĩ.
B.Trung Quốc.
C.Liên Xô.
D.Thụy Sĩ.

Câu 3:Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, quốc gia nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới?

A.Trung Quốc.
B.Nhật Bản.
C.Hàn Quốc.
D.Đài Loan.

Câu 4:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh thế giới đang

A.diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
B.xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
C.xuất hiện xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
D.xuất hiện xu thế liên kết, hợp tác khu vực.

Câu 5:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh nhằm chống lại

A.chủ nghĩa thực dân cũ.
B.chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
C.thực dân phương Tây.
D.chính quyển độc tài thân Mĩ.

Câu 6:Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.tận dụng tốt các nguồn viện trợ từ bên ngoài.
B.áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật.
C.lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
D.chi phí cho quốc phòng thấp.

Câu 7:Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới?

A.Anh.
B.Mĩ.
C.Nhật.
D.Liên Xô.

Câu 8:Trong những năm 1945 - 1952, Nhật Bản thực hiện chính sách nào sau đây?

A.Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B.Đánh chiếm các nước Đông Nam Á.
C.Cắt đứt hợp tác với các nước tư bản.
D.Cải thiện quan hệ với phe phát xít.

Câu 9:Trong giai đoạn 1950 - 1973, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

A.Đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
B.Viện trợ cho tất cả các nước châu Á.
C.Liên minh với các nước Đông Âu.
D.Liên minh chặt chẽ với Liên Xô.

Câu 10:Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn (từ đầu những năm 80 của thế kế XX) là biểu hiện của xu thế nào?

A.Đa dạng hóa.
B.Toàn cầu hóa.
C.Đa phương hóa.
D.Nhất thể hóa.

Câu 11:Sự kiện mở đầu cho cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A.cuộc tấn công của các đội Cận vệ đỏ để chiếm các vị trí then chốt.
B.quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.
C.cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
D.Nga hoàng Nicôlai II tuyên bố thoái vị.

Câu 12:Một trong những nước tham gia phe phát xít tiến hành Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A.Đức.
B.Anh.
C.Pháp.
D.Ba Lan.

Câu 13:Năm 1912, Phan Bội Châu đã

A.tổ chức phong trào Đông du.
B.thành lập Hội Duy tân.
C.bị trục xuất khỏi Nhật Bản.
D.thành lập Việt Nam Quang phục hội.

Câu 14:Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào tới phong trào cách mạng Việt Nam (1897-1914)?

A.Tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc.
B.Tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc.
C.Xuất hiện nhiều khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào cách mạng.
D.Thúc đẩy phong trào công nhân chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng.

Câu 15:Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc khởi nghĩa nào sau đây?

A.Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).
B.Khởi nghĩa Nam Kì (1940).
C.Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
D.Khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930).

Câu 16:Sự kiện nào sau đây chứng tỏ khuynh hướng cách mạng vô sản đã hoàn toàn thắng thế ở Việt Nam?

A.Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản (1920).
B.Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
C.Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929).
D.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập (1925).

Câu 17:Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động tiêu biểu nào?

A.Đòi thả tự do cho Phan Bội Châu.
B.Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
C.Truy điệu, để tang Phan Châu Trinh.
D.Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.

Câu 18:Cương lĩnh chính trị (1-1930) và Luận cương chính trị (10-1930) có điểm khác trong việc xác định

A.đường lối chiến lược.
B.mối quân hệ với cách mạng thế giới.
C.giai cấp lãnh đạo.
D.lực lượng cách mang.

Câu 19:Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái 
Quốc soạn thảo là gì?

A.Độc lập và tự do.
B.Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C.Độc lập dân tộc và dân chủ.
D.Tự do và dân chủ.

Câu 20:Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?

A.Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
B.Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
C.Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
D.Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

Câu 21:Luận điểm nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam (1930 - 1945)?

A.Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
B.Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C.Công nhân và nông dân là động lực của cách mạng.
D.Gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Câu 22:Trong phong trào cách mạng (1930-1931), địa phương nào có phong trào phát triển mạnh nhất?

A.Quảng Nam - Quảng Ngãi.
B.Nghệ An - Hà Tĩnh.
C.Bắc Ninh - Bắc Giang.
D.Hải Dương - Hưng Yên.

Câu 23:Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập hợp lực lượng cách mạng?

A.Phải vận động quần chúng tham gia đấu tranh.
B.Cần làm tốt công tác tư tưởng cho quần chúng.
C.Cần xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
D.Phải đáp ứng quyền lợi ruộng đất cho nông dân.

Câu 24:Mặt trận nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tập hợp cả một bộ phận người Pháp có xu hướng chống phát xít?

A.Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B.Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C.Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D.Mặt trận Liên Việt.

Câu 25:Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là

A.Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B.Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C.Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D.Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 26:Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng nào?

A.Đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B.Để lại bài học quý báu về xây dựng khối liên minh công nông.
C.Tập hợp các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
D.Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.

Câu 27:Một trong những lí do do Đảng Cộng sản Đông Dương chưa chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa sau khi Nhật đảo chính Pháp (3 - 1945) là vì

A.kẻ thù chính của dân tộc vẫn còn mạnh.
B.quần chúng nhân dân chưa được tập dượt đấu tranh.
C.sức mạnh của Nhật ngày càng được củng cố.
D.lực lượng của Pháp ở Đông Dương còn mạnh.

Câu 28:Sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh để đối phó với quân Trung Hoa Dân 
quốc và thực dân Pháp từ sau ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 là gì?

A.Hòa Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp.
B.Hòa Pháp, đuổi Trung Hoa Dân quốc.
C.Đánh Trung Hoa Dân quốc, đuổi Pháp.
D.Hòa hoãn với cả Pháp và Trung Hoa Dân.

Câu 29:Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào

A."Quỹ độc lập".
B."Ngày đồng tâm".
C."Tăng gia  sản  xuất"'.
D."Không một tấc đất bỏ hoang".

Câu 30:Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (1946 - 1947) đã

A.đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động.
B.tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.
C.giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.
D.buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 31:Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đều

A.tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.
B.do ta chủ động tấn công Pháp.
C.diễn ra ở vùng rừng núi Việt Bắc.
D.buộc địch phải phân tán lực lượng.

Câu 32:"Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", "đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh ". Đó là phương châm tác chiến của ta trong

A.chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
B.chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952.
C.chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D.cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1154.

Câu 33:Phương châm tác chiến ban đầu của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là

A."đánh nhanhh thắng nhanh".
B."đánh chắc, tiến chắc".
C."đánh điểm, diệt viện".
D."đánh du kích dài ngày".

Câu 34:Trong giai đoạn 1954 - 1975, chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam làm cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ bị phá sản về cơ bản?

A.Áp Bắc.
B.Bình Giã.
C.Ba Gia.
D.Đồng Xoài.

Câu 35:Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954), miền Bắc đã hoàn thành cuộc cánh mạng nào?

A.Cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C.Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D.Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Câu 36:Nội dung nào thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976?

A.Tổng tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng rồi tiến về Sài Gòn.
B.Chủ trương đánh nhanh thắng nhanh và tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
C.Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng trong năm 1975.
D.Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 37:Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là

A.mở ra những kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.
B.hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
C.thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
D.được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.

Câu 38:Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám (1945) với kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) là đều

A.góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
B.nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C.có sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
D.có lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định nhất đến thắng lợi.

Câu 40:Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (12 - 1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây?

A.Xu thế cải cách, mở cửa đang diễn ra mạnh mẽ.
B.Xu thế hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện.
C.Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã ở châu Âu.
D.Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi