banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 24:Chủ trương của Mĩ sau khi thế "hai cực I-an-ta" bị phá vỡ là gì?

A.Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình.
B.Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực.
C.Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản.
D.Thiết lập "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 - THCS Ngô Gia Tự - TP Hà Nội

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Kết quả của việc thực hiên kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) ở Liên Xô là

A.một số lĩnh vực không hoàn thành được kế hoạch đề ra.
B.hoàn thành trước thắng lợi, vượt mức trước một năm, sản lượng công-nông nghiệp đều đạt mức trước chiến tranh.
C.đưa Liên Xô trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới.
D.hoàn thành thắng lợi vượt mức trước 9 tháng, các chỉ tiêu đều vượt mức dự tính.

Câu 2:Đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh đưa tới kết quả gì?

A.Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.
B.Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.
C.Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ.
D.Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

Câu 3:Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt?

A.Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
B.Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
C.Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập.
D.Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.

Câu 4:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là

A.chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B.chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C.chế độ phân biệt chủng tộc.
D.giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 5:Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX , Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực

A.công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân.
B.công nghiệp nặng và điện hạt nhân.
C.sản xuất nông nghiệp.
D.giáo dục

Câu 6:Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời 
gian nào?

A.Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
B.Những năm 60 của thế kỉ XX.
C.Những năm 70 của thế kỉ XX.
D.Những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 7:Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là

A.trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới.
B.nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C.một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D.trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 8:Chiến tranh lạnh là

A.chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.
B.nấc thang để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C.chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước  đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D.dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

Câu 9:Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?

A.Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
B.Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C.Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
D.Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.

Câu 10:Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với 
trọng điểm là lĩnh vực nào?

A.Chính trị.
B.Văn hóa.
C.Quân sự.
D.Kinh tế.

Câu 11:Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX là 
gì?

A.Chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, ủng hộ cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân.
B.Coi Mĩ là đối tác chiến lược, cùng hợp tác phát triển.
C.Hòa hoãn, bắt tay với Mĩ cùng thống trị thế giới.
D.Thực hiện chính sách đối đầu với Mĩ, lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa chống lại Mĩ.

Câu 12:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế?

A.Nhận viện trợ của Mĩ theo " Kế hoạch phục hưng châu Âu".
B.Dựa vào các thuộc địa.
C.Dựa vào nhân dân lao động trong nước.
D.Dựa vào nội lực của chính mình.

Câu 13:Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A.Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B.Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C.Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
D.Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

Câu 14:Liên minh châu Âu là tổ chức

A.liên minh quân sự.
B.liên minh kinh tế- chính trị.
C.liên minh về khoa học- kĩ thuật.
D.liên minh giáo dục - văn hóa - y tế.

Câu 15:Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?

A.Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B.Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
C.Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D.Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 16:Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A.Tham gia khối quân sự NATO.
B.Thành lập Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
C.Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
D.Chống Liên Xô.

Câu 17:Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách - mở cửa khi nào?

A.Năm 1950.
B.Năm 1979.
C.Năm 1959.
D.Năm 1978.

Câu 18:Biểu hiện sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản là

A.từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
B.trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
C.đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước.
D.từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế.

Câu 19:Nội dung nào không phải mục đích của việc Mĩ khi ban hành các đạo luật phản động trong những năm đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.Hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp.
B.Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
C.Chống lại phong trào đình công.
D.Cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động.

Câu 20:Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?

A."Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất".
B."Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy".
C."Đại lục mới trỗi dậy".
D."Đại lục bùng cháy".

Câu 21:Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã làm gì?

A.Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
B.Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.
C.Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
D.Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.

Câu 22:Mục tiêu lớn nhất của đường lối đổi mới trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc (12-1978) là

A.tập trung phát triển kinh tế.
B.đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
C.xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
D.cải cách mạnh mẽ về chính trị.

Câu 23:Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

A.Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.
B.Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
C.Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.
D.Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.

Câu 25:Nội dung nào không phải biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.Đồng đô-la là đồng tiền giao dịch quốc tế.
B.Mĩ chiếm hơn ộttnửa ssn lợng công nghiệp toàn thế giới.
C.Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
D.Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp gần 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

Câu 26:Đâu là sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người ?

A.Nhà du hành Am-strong đặt chân lên mặt trăng.
B.Năm 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất.
C.Đưa người lên thám hiểm sao Hỏa.
D.Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 27:Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh?

A.Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B.Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
C.Sự ra đời của "Học thuyết Truman".
D.Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Câu 28:Sự liên kết cao nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn với sự ra đời của tổ chức nào dưới đây?

A.Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B.Cộng đồng châu Âu.
C.Liên minh châu Âu.
D.Cộng đồng than-thép châu Âu.

Câu 29:Vì sao nói: "Ở Nhật Bản, con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quan 
trọng để phát triển kinh tế sau chiến tranh"?

Câu 30:a. Em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ năm 1961 đến nay? 
b. Từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba, em hãy rút ra bài học cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi