Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án
Câu hỏi:Trong giờ học lịch sử về phong trào Cần vương, giáo viên đưa ra hai ý kiến để học sinh thảo luận như sau:
- Thứ nhất: Phong trào Cần vương diễn ra ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX xuất phát
từ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Thứ hai: Phong trào Cần vương diễn ra ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX xuất phát từ
Chiếu Cần vương.
Hãy trình bày quan điểm của em về hai ý kiến trên?
Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử lớp 8 - THCS Trung Hà - Tuyên Quang năm 2022-2023 - Đề 1
Câu 1:Ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào giữa thế kỉ XIX ở Việt Nam bao gồm các tỉnh
nào?
Câu 1:Khi được triều đình nhà Nguyễn cử vào Gia Định (1860), Nguyễn Tri Phương
đã gấp rút huy động quân dân làm gì?
Câu 2:Người chỉ huy quân đội Pháp trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất (1783) là
ai?
Câu 3:Nghĩa quân nào đã đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
(1861)?
Câu 4:Nội dung nào không phản ánh tình hình Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX?
Câu 5:Chính sách nào của nhà Nguyễn đã khiến cho khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt
và tạo duyên cớ cho thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam?
Câu 6:Cho các từ sau: " đùng đoàng, ầm ầm, oang oang, lung tung, linh tinh, ngã ngũ,
phân thắng bại", em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
"Tiếng súng của giặc đã nổ ..".... bên tai mà ........còn bận bàn cãi, nghị luận.......
kẻ hòa, người đánh, trên dưới không nhất trí, đánh hòa không....."......".
Câu 7:Nhận xét của em về nội dung Hiệp ước Hác-măng (25/8/ 1883)?
Câu 8:Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
* Nhận định vê phong trào Cần vương:
- Nhận định thứ nhất: Từ sau hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884, Việt Nam rơi vào tay Pháp. Dưới chế độ thuộc địa, nhân dân Việt Nam bị bóc lột nặng nề. Mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt...Trong bối cảnh đó, độc lập tự do là khát vọng cháy bỏng của tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước. Đây là "điều kiện đủ" cho sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh, các phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 về sau.
- Nhận định thư hai:
+ Trước sự suy yếu về thế và lực của phe chủ chiến trong việc khôi phục lại chủ quyền đất nước, đặc biệt sau sự thất bại trong cuộc phản công tại kinh thành Huế, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu yêu nước đứng lên giúp vua cứu nước.
+ Trước khi Tôn Thất Thuyết ra Chiếu Cần vương, nhân dân Việt Nam đang vấp phải sự mâu thuẫn giữa hai con đường "trung quân" và "ái quốc". Khi Chiếu Cần vương được ban xuống, đã giải quyết mâu thuẫn trên nên đã quy tụ được 1 lực lượng yêu nước đông đảo. Đây là "điều kiện cần" cho sự bùng nồ và phát triển mạnh mẽ của phong trào Cần vương.
- Kết luận: Phong trào Cần vương diễn ra ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và Chiếu Cần vương. Trong đó, tinh thần yêu nước là "điều kiện đủ" - quy tụ nội dung (tính chất, đặc điểm) của phong trào; Chiếu cần vương là "điều kiện cần" - quy định hình thức (tên chính danh) của phong trào.