SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 27

1. Nội dung câu hỏi

Em được dự một buổi thuyết trình về tác phẩm văn học yêu thích. Hãy lắng nghe và ghi lại những ý chính của bài thuyết trình để làm tư liệu học tập.

 

2. Phương pháp giải

Thu thập và tổng hợp thông tin.

 

3. Lời giải chi tiết

Tác phẩm Nhớ đồng (Tố Hữu):

- Tác giả Tố Hữu:

+ Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

+ Thơ Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh thần của dòng giống Lạc Hồng bất khuất.
Ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

- Bài thơ Nhớ đồng:

+ Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.

+ Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù:

     •    Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.

     •    Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài

     •    Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh: Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

     •    Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con                đường quen.  Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương bị ngăn cách.

     •    Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

     •    Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc: linh hồn đã khuất.

     •    Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.

     •    Nhớ đến bản thân mình:  Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi => càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

+ Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu: Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ: nhớ, tràn ngập xót thương, không chỉ buồn đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại => niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do.

- Đây là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.

- Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey

Chatbot GPT

timi-livechat
Đặt câu hỏi