Bài 1: Tôi và các bạn

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bắt nạt

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở bài
Kết bài

Nguyễn Thế Hoàng Linh là một nhà thơ viết cho nhiều trẻ em. Thơ của anh viết cho tre em mang vẻ hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui. Một trong số đó là bài thơ “Bắt nạt”.

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở bài
Kết bài

Mở bài

Mở bài mẫu 1

       Nguyễn Thế Hoàng Linh là một nhà thơ viết cho nhiều trẻ em. Thơ của anh viết cho tre em mang vẻ hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui. Một trong số đó là bài thơ “Bắt nạt”.

Mở bài mẫu 2

       “Bắt nạt” là một bài thơ sáng tác theo thể thơ 5 chữ viết về hiện tượng khá dễ bắt gặp “bắt nạt” trong cuộc sống. Đây là hành động xấu, cần lên án, loại bỏ khỏi mọi nơi, nhất là trường học. 

Mở bài mẫu 3

      "Bắt nạt" vủa Nguyễn Thế Hoàng Linh được thể hiện bằng lời thơ ngộ nghĩnh, ngây thơ. Tác giả đã sáng tạo trong việc để nhân vật trữ tình sử dụng giọng điệu của con trẻ một cách nghệ thuật. Chính điều này đã đưa đến cho người đọc một sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tâm hồn trong niềm khát khao hóa giải vấn đề bắt nạt của trẻ thơ.

Mở bài mẫu 4

       Trong những năm gần đây, Nguyễn Thế Hoàng Linh nổi lên như một hiện tượng thơ ca! Anh là một nhà thơ trẻ (sinh năm 1982), sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, và gia tài thơ của anh có tới hàng ngàn bài thơ. Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, vui tươi. Một trong những bài thơ gần gũi với các bạn học sinh là bài thơ “Bắt nạt” in trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, sáng tác năm 2017. Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt là thói quen xấu xí, đáng chê. Bằng tâm hồn thơ trong sáng, cách nhìn thân thiện, bao dung của nhà thơ, bài thơ đã giúp cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

Kết bài

Kết bài mẫu 1

       Với giọng điệu hồn nhiên thân thiện, cách xưng hô gần gũi, tác giả đã khiến cho bài thơ nói đến vấn đề mang tính xã hội nhưng không mang nặng nề, có tính thuyết phục cao.

Kết bài mẫu 2

      Đọc cả bài thơ, chúng ta cảm nhận được ý vị hài hước, dí dỏm, nét đáng yêu của thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Có thể thấy, bắt nạt là một thói xấu, có thể gây tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.

Kết bài mẫu 3

        Bài thơ cho ta thấy tâm hồn thơ trong sáng, cách nhìn thân thiện, bao dung của nhà thơ. Bài thơ nhẹ nhàng vươn tới, thấm sâu vào cảm xúc của con người, nhất là những ai từng rơi vào tình huống khó xử “bắt nạt”, để mỗi người tự tìm cho mình cách ứng xử phù hợp, tránh gây tổn thương, và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Kết bài mẫu 4

       Tóm lại, bà thơ “Bắt nạt” là một bài thơ đặc sắc, đề cập một chủ đề khá mới mẻ, mang tính thời sự, với một lối nói rất thơ. Thể thơ 5 chữ, hình ảnh thơ ngộ nghĩnh, giọng thơ hài hước, dí dỏm, tâm tình, gần gũi, tạo không khí thân thiện, khiến người nghe dễ tiếp nhận, thể hiện cách nhìn bao dung. Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt là thói quen xấu xí, đáng chê. Từ đó giúp mọi người có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved