TIẾNG VIỆT 5 TẬP 2

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

Câu 1

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân ?

a)   Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

b)   Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

c)   Người lao động chân tay làm công ăn lương.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ từng đáp án.

Lời giải chi tiết:

Dòng b: “Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.

Câu 2

Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm

a)  Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung".

b)   Công có nghĩa là "không thiên vị".

c)   Công có nghĩa là "thợ, khéo tay".

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ các từ và xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a)  Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung": công dân, công cộng, công chúng.

b)   Công có nghĩa là "không thiên vị": công bằng, công lí, công minh, công tâm.

c)   Công có nghĩa là "thợ, khéo tay": công nhân, công nghiệp.

Câu 3

Tìm trong các từ cho dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng

Phương pháp giải:

Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

Lời giải chi tiết:

Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.

Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.

Câu 4

Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Vì sao ?

Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta...

Phương pháp giải:

Con thử thay từ công dân bằng một số từ đồng nghĩa với nó như nhân dân, dân chúng, dân xem có làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái biểu cảm trong câu hay không?

Lời giải chi tiết:

Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. 

Vì:

- Từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập.

- Còn các từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ mang nghĩa là con người của một nước nói chung.

- Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi