TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1

Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
I. Nhận xét
II. Luyện tập
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
I. Nhận xét
II. Luyện tập

I. Nhận xét

1. Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:

A

B

Răng

a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.

Mũi

b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Tai

c) Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

Gợi ý: Em hãy nối hai cột dựa vào quan sát của mình về đặc điểm và lợi ích của răng, mũi, tai.

Trả lời:

Răng - b; Mũi - c; Tai - a

 

2. Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?

     Răng của chiếc cào

     Làm sao nhai được?

     Mũi thuyền rẽ nước

     Thì ngửi cái gì?

     Cái ấm không nghe

     Sao tai lại mọc?

                        Quang Huy

Gợi ý: Em chú ý các từ răng, mũi, tai và công dụng của chúng được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

-  Răng (cào): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc, nhưng răng cào dùng để cào thóc, ngô,... không dùng để nhai.

 Mũi (thuyền): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.

-  Tai (ấm): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Tai ấm là bộ phận tay cầm của chiếc ấm, dùng để rót nước, không dùng để nghe.

 

3. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?

Gợi ý: Em quan sát răng cào, mũi thuyền  tai ấm và so sánh đặc điểm của chúng với các từ trong bài tập 1.

Trả lời:

Nghĩa của các từ đó giống nhau ở chỗ: 

-  Từ răng: đều chỉ vật sắc, sắp đều nhau thành hàng.

-  Từ mũi: cùng chỉ bộ có đầu nhọn nhô ra phía trước.

-  Từ tai: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như cái tai. 

II. Luyện tập

1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ?

a) Mắt:

Đôi mắt của bé mở to.

- Quả na mở mắt.

b) Chân:

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Bé đau chân.

c) Đầu:

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

- Nước suối đầu nguồn rất trong.

Trả lời:

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Đôi mắt của bé mở to.

Quả na mở mắt.

Bé đau chân.

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Khi viết, em đừng nghẹo đầu.

Nước suối đầu nguồn rất trong.

 

2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: “lưỡi”, “miệng”, “cổ”, “tay”, “lưng

Gợi ý: Em hãy quan sát các đồ vật xung quanh và gọi tên mỗi bộ phận của chúng có sự chuyển nghĩa của những từ lưỡi, miệng, cổ tay, lưng.

Trả lời:

- Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu, lưỡi đao,...

- Miệng: miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa, miệng cốc, miệng ly, miệng gáo, miệng thùng,...

- Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay, cổ chân,...

- Tay: tay áo, tay ghế, tay tre, một tay bóng bàn, tay đua, tay súng, tay cung,...

- Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê, lưng áo,...

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi