Phản ứng hóa học
Trang chủ Cách nhận biết các chất hóa học
Cách nhận biết bazơ tan trong nước nhanh nhất

Cách nhận biết bazơ tan trong nước nhanh nhất

Admin FQA

15/12/2023, 13:46

Cách nhận biết bazơ tan trong nước

1. Nhận biết NaOH, KOH

 Các bazơ của kim loại kiềm như KOH và NaOH có tính bazơ mạnh và được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực. Các bài toán nhận biết về các dung dịch bazơ này cũng hay gặp. Vậy bài viết bên dưới, sẽ cung cấp cho các em các cách để nhận biết chúng.

I. Cách nhận biết NaOH, KOH

- Các bazơ như NaOH, KOH là bazơ tan.

Cách nhận biết các dung NaOH và KOH:

+ Dùng quỳ tím: Quỳ tím chuyển sang màu xanh.

+ Dùng phenolphtalein: Dung dịch chuyển sang màu hồng.

II. Mở rộng

NaOH còn được biết đến với tên gọi là xút hoặc xút ăn da, tan hoàn toàn trong nước. NaOH là nguyên liệu để sản xuất chất tẩy rửa (nước Javen), sản xuất giấy,…

KOH tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh màu trắng, hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước. Đây là một hóa chất công nghiệp có tính ăn mòn cao, được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như là nguyên liệu để sản xuất phân bón, các loại hóa mỹ phẩm. 

III. Bài tập minh họa

Bài 1: Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào dưới đây, để phân biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, NaCl, BaCl2.

A. Phenolphtalein

B. Quỳ tím

C. Ba(OH)2

D. HCl

Hướng dẫn giải:

- Dùng quỳ tím để phân biệt:

Hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH.

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4.

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl và BaCl2.

- Dùng chính H2SO4 vừa nhận ra để phân biệt hai chất còn lại:

Hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2.

+ Không hiện tượng: NaCl.

Phương trình hóa học:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Bài 2: Nêu ba cách phân biệt hai dung dịch không màu KOH và HCl?

Hướng dẫn giải:

- Cách 1: Dùng quỳ tím

Hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: KOH.

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl.

- Cách 2: Dùng phenolphtalein

Hiện tượng:

+ Dung dịch chuyển sang màu hồng: KOH

+ Không hiện tượng: HCl

- Cách 3: Dùng đá vôi CaCO3

Hiện tượng:

+ Chất rắn không tan: KOH

+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: HCl

Phương trình hóa học:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

2. Nhận biết Ca(OH)2, Ba(OH)2

 Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm -OH. Các bazơ tan là chất gặp nhiều trong các dạng bài tập. Trong đó, dạng bài nhận biết các bazơ tan của canxi và bari cũng rất phổ biến. Bài viết dưới đây, cung cấp cho các em cách nhận biết các bazơ này.

I. Cách nhận biết Ca(OH)2, Ba(OH)2

- Các bazơ Ca(OH)2, Ba(OH)2 là bazơ tan.

- Cách nhận biết dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2:

+ Dùng quỳ tím: Quỳ tím chuyển sang màu xanh.

+ Dùng phenolphtalein:Dung dịch chuyển sang màu hồng.

+ Sục khí SO2 (hoặc CO2) đến dư: Xuất hiện kết tủa trắng sau kết tủa tan dần.

Phương trình hóa học:

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

CaSO3 + SO2 dư + H2O → Ca(HSO3)2

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O

BaSO3 + SO2 dư + H2O → Ba(HSO3)2

+ Dùng axit H2SO4 loãng (hoặc dung dịch muối sunfat): Xuất hiện kết tủa trắng.

Phương trình hóa học:

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4↓ + 2H2O

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

II. Mở rộng

- Ca(OH)2 là hóa chất phổ biến để xử lí nước, là nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp lọc dầu, công nghiệp sơn,…

- Ba(OH)2được sử dụng trong sản xuất kiềm, thủy tinh, phụ gia dầu và mỡ, xà phòng bari và các hợp chất bari khác.

III. Bài tập minh họa

Bài 1: Dùng phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch sau: BaCl2, Ba(OH)2, HCl, KCl chứa trong các lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Nhúng mẩu quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: Ba(OH)2

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl

+ Quỳ tím không đổi màu: BaCl2, KCl.

- Nhỏ vài giọt dung dịch Na2SO4 vào hai mẫu còn lại:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

+ Không hiện tượng: KCl

Bài 2: Không dùng quỳ tím hay phenolphtalein, hãy phân biệt hai dung dịch sau: Ca(OH)2 và CaCl2.

Hướng dẫn giải:

- Sục khí CO2 đến dư vào hai dung dịch trên:

+ Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần: Ca(OH)2

Phương trình: 

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓+ H2O

CaCO3↓+ CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

+ Không hiện tượng: CaCl2.

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved