Phản ứng hóa học
Trang chủ Phản ứng hóa học của Axit cacbonxylic & Hợp chất
HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | CH2O2 + NH3 + AgNO3

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | CH2O2 + NH3 + AgNO3

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng tráng gương của HCOOH hay HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O hay CH2O2 + NH3 + AgNO3 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CH3COOH có lời giải, mời các bạn đón xem:

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 2Ag + 2NH4NO3

1. Phương trình hoá học của phản ứng axit fomic tác dụng với AgNO3/ NH3

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3+ 2Ag + 2NH4NO3

Phản ứng này còn được gọi là phản ứng tráng gương của axit fomic.

2. Cách tiến hành phản ứng axit fomic tác dụng với AgNO3/ NH3

Cho vào ống nghiệm 1 mL dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm dần từng giọt dung dịch NH3, đồng thời lắc đều đến khi thu được dung dịch trong suốt thì dừng lại. Thêm tiếp vài giọt dung dịch axit fomic, đun nhẹ trong vài phút ở 60oC đến 70oC.

3. Hiện tượng phản ứng tráng gương của HCOOH

Trên thành ống nghiệm thấy có một lớp bạc kim loại màu sáng.

4. Cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

HC+2OOH+Ag+1NO3+NH3+H2ONH42C+4O3+Ag0+NH4NO3

Ta có các quá trình:

1×2×C+2C+4 +2eAg+1+1eAg0

Phương trình hoá học:

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3+ 2Ag + 2NH4NO3

5. Mở rộng kiến thức về axit cacboxylic

5.1. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

a. Định nghĩa

- Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

- Ví dụ: H-COOH, C2H5COOH, HOOC-COOH

- Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.

b. Phân loại

Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit được chia thành:

- Axit no, đơn chức mạch hở, tổng quát (thường gặp):

CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hay CmH2mO2 (m ≥ 1)

Ví dụ: H-COOH, C2H5COOH...

- Axit không no, đơn chức, mạch hở:

Ví dụ: CH2=CH-COOH,....

- Axit thơm, đơn chức:

Ví dụ: C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH,...

- Axit đa chức:

Ví dụ: HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH...

c. Danh pháp

* Tên thường

Một số axit có tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng. Ví dụ:

HCOOH: axit fomic có trong nọc độc của ong, kiến.

CH3COOH: axit axetic có trong giấm ăn.

* Tên thay thế

Tên thay thế của các axitno, đơn chức, mạch hở được xác định như sau:

+ Mạch chính của phân tử axit là mạch dài nhất, bắt đầu từ nhóm – COOH.

+ Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ nguyên tử cacbon của nhóm – COOH.

+ Tên thay thế =Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.

Ví dụ:

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | CH2O2 + NH3 + AgNO3

5.2. Đặc điểm cấu tạo

- Nhóm -COOH coi như được kết hợp bởi nhóm C = O và nhóm – OH.

- Liên kết O -H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O–H trong phân tử ancol, do đó nguyên tử H của nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H của nhóm – OH ancol.

- Liên kết C- OH của nhóm cacboxyl phân cực mạnh hơn liên kết C – OH của ancol, phenol nên nhóm – OH của axit cacboxylic cũng dễ bị thay thế.

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | CH2O2 + NH3 + AgNO3

5.3. Tính chất vật lý

-Ở điều kiện thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M: nguyên nhân là do giữa các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | CH2O2 + NH3 + AgNO3

- Mỗi axit có vị riêng: axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me …

5.4. Tính chất hóa học

a.Tính axit

- Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:

CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-

Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

- Tác dụng với muối:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

- Tác dụng với kim loại trước hiđro:

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

b. Phản ứng thế nhóm –OH

- Phản ứng giữa axit và ancol tạo thành este và nước được gọi là phản ứng este hóa.

- Tổng quát:

RCOOH + R’OHxt,H+RCOOR’ + H2O

- Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.

- Ví dụ:

CH3COOH + C2H5OH xt,H+CH3COOC2H5 + H2O

5.5. Điều chế

a. Phương pháp lên men giấm(phương pháp cổ truyền sản xuất axit axetic)

C2H5OH + O2 men CH3COOH + H2O

b. Oxi hóa anđehit axetic:

2CH3CHO + O2 to,xt2CH3COOH

c. Oxi hóa ankan:

2R-CH2-CH2-R’ + 5O2 to,xt2RCOOH + 2R’COOH + 2H2O

d.Từ metanol:

CH3OH + CO to,xtCH3COOH

Đây là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic.

5.6. Ứng dụng

Các axit hữu cơ có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học …

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Đốt cháy 14,6 gam một axit no đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Cho biết công thức cấu tạo của Y

A. HOOC-COOH

B. HOOC-CH2-COOH

C. HOOC-C(CH2)2-COOH

D. HOOC-(CH2)4-COOH

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Do axit đa chức => có 2 nhóm COOH trở lên

Mà axit mạch thằng => có không quá 2 nhóm COOH

=> Axit no, 2 chức, mạch thẳng CnH2n-2O4

=> naxit = nCO2 – nH2O = 0,1 mol

=> n = 6 => CTPT C6H10O4 => HOOC-(CH2)4-COOH.

Câu 2: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit hữu cơ A được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của A là

A. HCOOH.

B. CH3COOH.

C. HOOC - COOH.

D. HOOC - CH2 - COOH.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ta có sơ đồ:CxHyO2z +O2xCO2+0,5yH2O

1 mol x mol0,5y mol

=> x + 0,5y = 3

=> x = 2 và y =2 thỏa mãn. Vậy công thức cấu tạo của A là HOOC - COOH.

Câu 3:Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là

A. axit fomic. B. metyl fomat.

C. axit axetic. D. ancol propylic.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 nên X là axit.

Lại có MX = 60. Vậy X là axit axetic (CH3COOH).

Câu 4: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit A thu được 2 thể tích CO2 đo ở cùng điều kiện, A là

A. HCOOH.

B. HOOC - COOH.

C. CH3COOH.

D. B và C đúng.

Đáp án D

1A → 2CO2 => A chứa 2 nguyên tử C

Theo các đáp án đã cho => A là HOOC-COOH hoặc CH3COOH.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ, sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36 gam và bình 2 tăng 0,88 gam. Công thức phân tử của axit là

A. C4H8O2.

B. C5H10O2.

C. C2H6O2.

D. C2H4O2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng H2O; khối lượng bình 2 tăng là khối lượng CO2.

Ta có: nH2O=0,3618=0,02 mol; nCO2=0,8844=0,02 mol

Vậy axit là no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2

BTKL:

maxit+mO2(p/u)=mCO2+mH2OmO2 (p/u)=0,88+0,360,44=0,8 mol

Bảo toàn nguyên tố O có:

2.naxit+2.nO2 p/u=2.nCO2+nH2Onaxit=5.103molMaxit=0,445.103=88=14n+32n=4.

Vậy công thức phân tử của axit là C4H8O2.

Câu 6:Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lit khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và a mol H2O. Giá trị của a là:

A. 0,3

B. 0,2

C. 0,6

D. 0,8

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

- Xét phản ứng của hỗn hợp X với NaHCO3:

Bảo toàn nguyên tố: n-COOH trong X = nCO2 = 0,7 mol

=> n O trong X = 1,4 mol

- Xét phản ứng đốt cháy hỗn hợp X:

BTNT: nO trong X + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nH2O = 1,4 + 0,4.2 - 0,8.2 = 0,6 mol.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 2 axit trong X là:

A. HCOOH, CH3COOH

B. HCOOH, C2H3COOH

C. CH3COOH, C2H5COOH

D. C2H5COOH, C3H7COOH

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

- Xét phản ứng của X với NaHCO3:

Ta có: n-COOH =nCO2=1,1222,4= 0,05 mol, mà axit đơn chức => naxit = 0,05 mol

- Xét phản ứng đốt cháy X:

C¯=nCO2naxit=0,140,05=2,8

Vậy 2 axit lần lượt là CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 8:Trung hòa 400 ml dung dịch axit axetic 0,5M bằng dung dịch NaOH 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là

A. 100 ml.

B. 200 ml.

C. 300 ml.

D. 400 ml.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

CH3COOH+NaOHCH3COONa+H2O

0,2 → 0,2 mol

VNaOH = 0,2 : 0,5 = 0,4 lít = 400 ml

Câu 9:Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Cu, CuO, HCl.

B. NaOH, Cu, NaCl.

C. Na, NaCl, CuO.

D. NaOH, Na, CaCO3.

Hướng dẫn giải:

Đpá án D

CH3COOH+NaOHCH3COONa+H2O

CH3COOH+NaCH3COONa+12H2

2CH3COOH+CaCO3CH3COO2Ca+H2O+CO2

CH3COOH không tác dụng với NaCl, Cu, HCl

Câu 10:Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit là

A. HCOOH.

B. CH2=CHCOOH.

C. CH3CH2COOH.

D. CH3COOH.

Hướng dẫn

Đáp án D

Ta có sơ đồ: RCOOH → RCOONa

Cứ 1 mol RCOOH phản ứng tạo 1 mol → m tăng = 22 gam

Cứ a mol RCOOH phản ứng tạo a molcó m tăng = 2,46 - 1,8 = 0,66 gam

a=0,6622=0,03 mol

=> naxit = 0,03 mol => Maxit = 1,8 : 0,03 = 60

Vậy axit là CH3COOH.

Câu 11: Chia hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).

Phần 2: đốt cháy hoàn toàn X thu được 6,272 lít CO2 (đktc).

Phần 3: tác dụng vừa đủ với etylen glicol thu được m gam hỗn hợp 3 este không chứa nhóm chức khác. Giá trị của m là:

A. 9,82

B. 9,32

C. 8,47

D. 8,42

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

+ Phần 1: RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + H2O + CO2

=> naxit = nCO2 = 0,1 mol

+ Phần 2: nCO2 = 0,28 mol => Ctb = nCO2 : naxit = 0,28 : 0,1 = 2,8

Mà 2 axit là các axit no, đơn chức, mạch hở nên công thức trung bình là: C2,8H5,6O2

+ Phần 3:

2RCOOH + C2H4(OH)2 → (RCOO)2C2H4 + 2H2O

0,1 → 0,05 → 0,1 (mol)

BTKL: m este = maxit + mancol - mH2O = 0,1.71,2 + 0,05.62 - 0,1.18 = 8,42 g

Câu 12: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH2=CHCOOH.

B. CH3COOH.

C. HC≡CCOOH.

D. CH3CH2COOH.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Đặt công thức của X là RCOOH: a (mol)

2RCOOH → (RCOO)2Ca

2 mol 1 mol → m tăng = 38 gam

0,08 ← ← m tăng = 1,52 gam

=> MX = 5,76 : 0,08 = 72 Þ R + 45 = 72 Þ R = 27 (CH2=CH-)

Vậy công thức của X là CH2=CH-COOH

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved