"Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng (...) Nhưng văn học không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà văn"<br>(SGK Ng...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của darlingvit
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
level icon
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kiến thức lý luận văn học về một trong những đặc điểm nội dung cơ bản của tác phẩm văn học là hình tượng nghệ thuật.
- Phân tích được vẻ đẹp của hình tượng người lính qua từng bài thơ để làm rõ vấn đề trên.
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có những cách lập luận khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định
2. Thân bài:
a/ Giải thích nhận định:
- Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.
- Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực (trực tiếp miêu tả cuộc sống), vừa mang nội dung tư tưởng (biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn). Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo.
Bởi vậy: phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người, cuộc sống được thể hiện qua đó; phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng hình tượng.
b. Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:
b1: Vẻ đẹp chung của hình tượng:
Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh với các phẩm chất đáng quí
- Có trái tim yêu nước cháy bỏng.
- Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.
- Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.
- Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.
b2: Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:
* "Đồng chí" (Chính Hữu)
- Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.
- Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.
- Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng. (Quê hương anh ... làng tôi, đôi người xa lạ ... đôi tri kỷ, ruộng nương ... gian nhà ... giếng nước gốc đa, anh với tôi..., áo anh ... quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau ... đầu súng trăng treo)
* "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)
- Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất "lính" của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
- Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của thế hệ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
- Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với những người lính.
- Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng điệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính (Xe không có kính...kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ... nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh ... Lại đi, lại đi ... Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim)
c. Đánh giá:
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn...
- Cả hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng đẹp về người lính trong những năm tháng chiến tranh nhưng không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà thơ. Các nhà thơ đã khắc tạc nên chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến...
3/ Kết bài:
- Những đặc sắc về nghệ thuật...
- Khẳng định tài năng, sự đóng góp của hai nhà thơ trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi