Câu hỏi 1:
-Chép chính xác khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
- Nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Tháng 11/1980
+ Khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
( Lưu ý: Chỉ ghi năm được 0,25đ)
- Giải thích nhan đề bài thơ:
+ Nhan đề bài thơ được đặt theo nghệ thuật ẩn dụ: Mượn hình ảnh của mùa xuân để nói lên ước nguyện sống của tác giả.
+ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện nét xinh tươi, đáng yêu nhưng cũng rất khiêm nhường giản dị
+ Lấy hình ảnh đẹp của thiên nhiên, tác giả muốn bày tỏ ước nguyện giản dị mà chân thành từ đáy lòng mình: muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân của đất trời để cống hiến cho đời những điều tốt đẹp nhất.
Câu hỏi 2:
-Xác định được đúng một biện pháp tu từ trong hai câu thơ
( Đất nước bốn nghìn năm/ Vất vả và gian lao): Nhân hóa( vất vả, gian lao) hoặc hoán dụ( Đất nước bốn ngàn năm).
- Phân tích tác dụng:
Giá trị nội dung: Gợi hình ảnh, sự liên tưởng, biểu cảm
+ Hoán dụ: Nổi bật sự trường tồn, bề dày truyền thống của dân tộc…, gợi niềm tự hào…
+ Nhân hóa: Đất nước như người mẹ tần tảo, vượt qua bao gian khó.( Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao mồ hôi, máu và nước mắt của các thế hệ, đi qua bao tháng năm lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm,…) gợi suy tư trân trọng.
Giá trị nghệ thuật: Làm cho câu thơ sinh động, hình ảnh thơ độc đáo,…
Câu hỏi 3:
Viết đoạn văn
-Hình thức:
+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu theo quy định
+ Câu chủ đề: đúng ( câu chủ đề nằm ở đầu đoạn nêu ý chung khái quát; câu chủ đề cuối đoạn mang tính chất kết luận cho nội dung toàn đoạn), đúng yêu câu theo cách trình bày đoạn văn tổng phân hợp.
-Nội dung:
+ Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ như: các biện pháp tu từ ( hoán dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…); các từ ngữ, hình ảnh thơ đẹp, độc đáo,…
->sự tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước, thế đi lên vững vàng đầy kiêu hãnh của đất nước dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khan ( GK căn cứ vào đúng ý và diễn đạt của học sinh để cho các mức điểm cụ thê)
+ Cảm xúc của tác giả: lạc quan, tin tưởng, ca ngợi sức sống của quê hương, đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về.
-Sử dụng thành phần khởi ngữ ( đúng, chỉ ra được)
-Có câu hỏi tu từ ( đúng, chỉ ra được)
Câu hỏi 4:
Học sinh có thể kể tên bài thơ: Viếng lăng Bác
-Tác giả: Viễn Phương
- Câu thơ: “ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”