Câu hỏi 1:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu hỏi 2:
Sự tự tin được biểu hiện:
- khi giao tiếp
- ứng xử trong cuộc sống, công việc
- trong giao tiếp với người khác,
- trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình
Câu hỏi 3:
- Biện pháp tu từ liệt kê: những biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống
- Tác dụng: Khẳng định giá trị sự tự tin trong cuộc sống, tự tin là nền tảng của mọi giao tiếp và ứng xử, trong công việc, trong cuộc sống, …
Câu hỏi 4:
Thí sinh bộc lộ quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng có lí giải hợp lí.
Gợi ý :
- Sự tự tin biến họ trở nên đặc biệt trong mắt của người khác
+ Trong giao tiếp: tự tin giúp họ suy nghĩ tích cực, lạc quan, nhìn nhận những mặt tốt đẹp của cuộc sống; Vì thế, họ đẹp hơn trong mắt của người khác
+ Trong công việc: Họ tin tưởng bản thân, phát huy năng lực, sở trường của mình khẳng định khả năng trong các lĩnh vực…
+ Trong việc thực hiện mục tiêu: người tự tin luôn kiên định mục tiêu mình đã chọn và không bao giờ bỏ cuộc.
- Tuy nhiên sự tự tin không dựa trên năng lực, hiểu biết của bản thân thì sẽ trở thành tự cao, tự đại
Câu hỏi 5:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tự tin giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ thái độ sống tự tin giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình
Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của chính mình
- Ý nghĩa của sự tự tin:
+ Giúp ta có động lực phấn đấu, cố gắng đạt được điều mong muốn
+ Lạc quan, tích cực hành động để vươn tới ước mơ
+ Khẳng định năng lực bản thân, giúp ích cho cộng đồng xã hội.
- Phân biệt tự tin và tự cao tự đại; phê phán người tự tin, mặc cảm trong cuộc sống
- Cần bồi dưỡng thái độ sống tự tin, biết đặt ra mục tiêu và vươn tới mục tiêu.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm