Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của thuykieu09
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
avatar
level icon

DiemHong

16/03/2023

Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là một kiệt tác văn học. Trong chương trình học môn Ngữ văn 9, học sinh sẽ được tìm hiểu một số đoạn trích, trong đó có Chị em Thúy Kiều. Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như những dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

16/03/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
- Yều cầu cụ thể:
a. Mở bài:
- Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
b. Thân bài:
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.
* Cửa bể chiều hôm, trước lầu Ngưng Bích, một mình Kiều trơ trọi, cô đơn: HS trích dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật.
Không gian mênh mang (bốn bề bát ngát), cảnh tình tan tác, chia lìa (non xa - trăng ngần; cát vàng cồn nọ - dặm hồng bụi kia), lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ.
* Nỗi nhớ của Kiều
- Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ.
Nàng xót thương cho người yêu trước (Xót người… đó giờ), xót thương cho cha mẹ sau (Sân Lai… người ôm). Điều đó rất hợp với logic tâm trạng của nàng. Bởi vì để cứu nguy cho gia đình, nàng đã phải lỗi thề với người yêu. Mặc cảm tội lỗi cứ đau đáu, đeo đẳng mãi trong tâm hồn nàng. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấu hiểu nỗi nhớ của Kiều và càng trân trọng tấm lòng vị tha, hiếu nghĩa chung tình của nàng.
* Nỗi buồn của Kiều
- Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và nỗi buồn điệp điệp (Buồn trông… ghế ngồi). Cảnh như khơi như vẽ từng biến thái tinh tế trong điệu buồn riêng của nàng. (HS phân tích từng cặp câu thơ để làm nổi bật diễn biến tâm trạng của Kiều, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, là nỗi buồn lênh đênh trôi dạt vô định như cánh hoa, là nỗi chán ngán triền miên mịt mờ, là nỗi lo sợ, hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều)
* Khái quát
Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh diệu, Nguyễn Du đã khắc họa thật rõ nét từng biến thái tâm trạng nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích, đồng thời cũng làm sáng lên tấm lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng được trân trọng ở Thuý Kiều.
c. Kết bài
- Suy nghĩ bản thân về tác giả và nhân vật.
- Liên hệ thực tế.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Elly612

16/03/2023

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – một tác phẩm có giá trị văn hóa lớn và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đoạn trích là tiêu biểu và thể hiện đầy đủ nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài năng của Nguyễn Du. Nổi bật trong đoạn trích là tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích.

Mở đầu tác giả đã vẽ ra khung cảnh không gian và thời gian tại lầu Ngưng Bích, không gian rộng lớn, tĩnh mịch làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn và cảnh ngộ bi kịch của Kiều:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân…

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

“Khóa xuân” chính là tình cảnh bị giam hãm, cầm tù của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảnh ngộ của Kiều đầy bi kịch. Các từ ngữ miêu tả: “vẻ non xa”, “bốn bề bát ngát”, “cát vàng cồn nọ”,… gợi không gian mênh mông rợn ngợp, bày tỏ tâm trạng lạc lõng, bơ vơ của Kiều trước đất trời rộng lớn. Bức tranh có màu sắc, đường nét nhưng lại vắng bóng con người, sự sống, càng tăng thêm vẻ trống trải, hoang vắng và lạnh lẽo. Từ chính hoàn cảnh đó, Thúy Kiều đã ý thức về cảnh ngộ đầy bi kịch của mình:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích thông qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích“Bẽ bàng” chính là tâm trạng hoang mang đến tột độ và chua xót khôn cùng của Kiều với số phận. “Mây sớm đèn khuya” là vòng tuần hoàn khép kín của không gian và thời gian, chính như nỗi đau không có điểm dừng của nàng Kiều. Tám câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ của Kiều về người yêu, cha mẹ, trước hết là nàng nhớ về Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng…

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Đây là một nỗi nhớ kín đáo mà Kiều dành cho Kim Trọng, nàng cảm thấy tiếc nuối và xấu hổ khi đã không giữ được lời thề trăm năm. Sau nỗi nhớ về Kim Trọng, nàng nhớ về gia đình:

“Xót người tựa cửa hôm mai…

Sân lai gốc tử đã vừa người ôm”

Nghĩ về cha mẹ, Kiều không ngừng xót xa thương cảm, nàng đã không thể làm tròn chữ hiếu, không thể bên cạnh phụng dưỡng cho cha mẹ. Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau cũng là điều dễ đồng cảm, bởi nàng đã phá lời thề với Kim Trọng, phụ tấm lòng của chàng nên cảm thấy rất có lỗi. Còn với cha mẹ, nàng đã kịp báo hiếu phần nào, hơn nữa còn có em trai và Thúy Vân chăm lo. Đặc biệt trong tám câu thơ cuối bài, tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều được diễn tả theo nhiều cung bậc khác nhau:

“Buồn trông ngọn nước mới sa…

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Bốn cặp câu thơ lục bát với điệp từ “buồn trông” ở mỗi cặp câu vừa làm hiện lên bức tranh cảnh vật lại tô đậm tâm trạng của nàng Kiều. Nỗi buồn đau, xót xa ngày càng tha thiết, nàng hoang mang trước những dự cảm chẳng lành về một cuộc đời đầy rẫy những sóng gió, đau khổ.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh đầy tâm trạng, tâm trạng của nàng Kiều được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả thật sinh động và chân thực. Qua tâm trạng đó, người đọc cảm nhận được cảnh ngộ đầy bi kịch, số phận bèo bọt của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

DiemHong

16/03/2023

Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là một kiệt tác văn học. Trong chương trình học môn Ngữ văn 9, học sinh sẽ được tìm hiểu một số đoạn trích, trong đó có Chị em Thúy Kiều. Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như những dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi