* Mở bài
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8/1945 dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của thực dân Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do...
- Bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu) đều nói lên điều đó. Trích dẫn ý kiến…
* Thân bài
a. Giải thích nhận định
Ý kiến trên có nội dung là: Sự giống và khác nhau về lòng yêu nước, niềm khao khát tự do trong hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu).
+ Giống nhau: Đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức.
+ Khác nhau: Thái độ đấu tranh cho tự do
b. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ, mới uất ức khi bị giam cầm. Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do:
*Bài thơ “Nhớ rừng”:
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do. Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ xưa kia.
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy…
+ Con hổ nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” – ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
+ Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do nó gửi mình theo “...giấc mộng ngàn to lớn/ Để hồn ta được phảng phất gần ngươi/ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”.
- Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó (bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp.)
*Bài thơ “Khi con tu hú”:
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị mất tự do.
- Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào…Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam (phân tích):
“Khi con tu hú gọi bầy
... Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng
...Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ, thơ ông là thứ thơ trữ tình – chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
c. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ .
*Nhớ rừng là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động…Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực…(d/c…):
+ Con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua …”
Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
+ Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn....(d/c...):
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủơ tung hoành hống hách những ngày xưa.”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
*Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực:
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình.
Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây chín ngọt, tiếng chim tu hú, chim chóc, …hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
d. Lí giải nguyên nhân khác nhau.
+ Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với bài thơ Nhớ rừng, ông không nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng...
+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đày, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do...
* Liên hệ: Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ ấy có tác động tích cực đối với thanh niên đương thời cũng như các thế hệ sau…
* Kết bài.
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện nỗi đau nhức nhối vì thân phận bị nô lệ, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ…