17/04/2023
17/04/2023
17/04/2023
"Mùi Cỏ Cháy" là một bộ phim tâm lý - tình cảm của đạo diễn Việt Linh, được sản xuất vào năm 2013. Phim kể về câu chuyện tình yêu giữa hai nhân vật chính là Thắm và Trung, hai người trẻ tuổi sống tại một vùng quê nghèo miền Trung Việt Nam. Thắm là một cô gái trẻ xinh đẹp, năng động và có khát vọng trong cuộc sống. Trung là một chàng trai đam mê nghệ thuật, luôn tìm kiếm sự tự do và ước mơ được đi tìm đam mê của mình.
Phim được đánh giá cao về mặt kịch bản, diễn xuất và hình ảnh. Nó mang lại cho người xem một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của những người dân miền quê Việt Nam, cũng như tình yêu và hy vọng trong cuộc sống. "Mùi Cỏ Cháy" đã giành được nhiều giải thưởng quan trọng tại các Liên hoan phim trong và ngoài nước, đồng thời cũng là một trong những bộ phim Việt Nam thành công nhất tại phòng vé.
17/04/2023
"Mùi cỏ cháy" là một bộ phim xúc động nói về sự hy sinh của những người lính xuất thân từ giảng đường Hà Nội lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Đề tài người lính luôn là một đề tài đẹp đem lại nhiều niềm cảm hứng cho thi ca, âm nhạc và các môn nghệ thuật khác. Điện ảnh cũng không phải ngoại lệ. Chắc hẳn là một học sinh sinh ra, lớn lên và được thụ hưởng nền giáo dục ở Việt Nam – một đất nước có bề dày lịch sử hào hùng và đã từng đi qua những cuộc chiến lớn, không ít người biết đến rất nhiều những áng thi ca và dòng văn tuyệt đẹp nói về hình ảnh người lính Việt như bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Một mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải...
Điện ảnh Việt cũng tỏ ra không hề kém cạnh với những bộ phim tôn vinh hình tượng người cầm súng như Cô bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Hà Nội mùa đông năm 46... Và đặc biệt, nói về người lính Hà Nội, điện ảnh Việt Nam có Mùi cỏ cháy, một tác phẩm hình thành từ những trang nhật ký sinh động của biên kịch Hoàng Nhuận Cầm và các đồng đội đã cùng ông đi qua những ngày tháng của Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Bộ phim do đạo diễn Hữu Mười đảm nhận và ra mắt vào năm 2012. Mùi cỏ cháy xoay quanh câu chuyện về 4 người con của Hà Nội là một hội bạn chơi thân với nhau bao gồm Hoàng, Thành, Thăng, Long. 4 chàng trai sinh viên khoa Văn đại học Tổng Hợp Hà Nội là 4 tính cách tuy khác nhau nhưng chia sẻ nhiều điểm chung và cùng có niềm đam mê với nghệ thuật.
Hoàng, Thành, Thăng, Long được gọi tổng động viên lên đường nhập ngũ và cùng nhau lên đường tiến vào Thành cổ Quảng Trị. Trước khi đi, cả bốn người cùng hẹn vào công viên Thống Nhất và chụp ảnh kỉ niệm bên cạnh bức tượng cô gái ngồi đọc sách trong công viên với tiếng cười đùa tinh nghịch.
Người thợ ảnh rất quý bốn chàng trai này nên không lấy tiền, hẹn ngày các anh chiến thắng trở về chụp thêm kiểu nữa. Họ không thể biết rằng, bức tượng cô gái đọc sách ấy sau này lại trở thành một ẩn dụ rất lớn cho những niềm hy sinh lớn lao và trọng trách cao cả đè nặng lên vai những người lính trẻ. Dù từ bỏ giảng đường và những trang giấy trắng để lên đường làm nhiệm vụ, họ vẫn mang những nét đặc trưng của quê nhà vào cuộc đời lính, trở thành một chất lính.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời