Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
27/05/2023
Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam. Hai đứa trẻ với cốt truyện đơn giản, không có cao trào hay diễn biến phức tạp nhưng qua ngòi bút tinh tế của Thạch Lam, người đọc vẫn cảm nhận được một nỗi lòng chua xót cho những mảnh đời nghèo khổ của người dân nơi phố chợ. Thông qua diễn biến tâm trạng nhân vật Liên, khoảnh khắc ngày tàn hiện lên thật ảm đạm khiến cho lòng người nặng trĩu.
Hình ảnh chiều tàn bắt đầu xuất hiện với “tiếng trống thu không… từng tiếng một vang ra xa”, tiếng trống thu là tiếng trống đánh dấu sự khép lại của ngày dài, từng hồi tiếng một buông ra nghe thật thảm thiết não nề, đượm buồn. Tiếng trống thu như đang thúc giục gọi buổi chiều man mác. Một không gian yên tĩnh đến nỗi tác giả còn có thể nghe được cả tiếng muỗi vo ve. Và phía xa xa tiếng ếch nhái văng vẳng từ ngoài đồng xa vọng lại. Phía trước nhà là tiếng chõng cũ nát kêu cót két, tàn tạ. Cả đất trời như chan chứa một khoảng không tĩnh mịch, êm ả đượm chút buồn, thê lương đến ảm đạm. Một loạt các âm thanh động cộng hưởng với nhau lại gợi ra một không gian tĩnh lặng, vắng vẻ đến nao lòng. Bút pháp tài tình lấy động tả tĩnh của Thạch Lam thật khiến lòng người rung động.
Tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ tâm hồn của một cô gái sẽ có sự nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông xuống. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang ra từng tiếng, gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của một cô gái, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây ấy những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve mà Liên cũng cảm nhận được. Chứng tỏ rằng không gian bây giờ rất yên tĩnh, ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh những dấu hiệu quen thuộc của một buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà chính phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây, nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc nhưng những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó, dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.
Tâm trạng nhân vật Liên - một cô gái 9 tuổi còn được thể hiện qua cái nhìn của cô trong bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre thanh nứa thôi, nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi vỏ cùng với những gì xuất hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm thấy cuộc sống của cả những người ở đây đều nghèo khổ như cô mà còn chính cô cũng buồn vì không thể giúp được gì cho họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt vậy nhưng lại nói lên được nhiều điều, tâm sự của một cô gái. Điều này còn cho thấy Liên là một người giàu lòng trắc ẩn.
Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn của cô chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành, cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có. Sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Khi miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình.
04/05/2023
07/05/2023
Bức tranh Phố Huyện trong trích đoạn “Hai đứa trẻ” tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình và mộc mạc của một ngôi làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bức tranh thể hiện hình ảnh những ngôi nhà tranh, những con đường đất vàng, những cánh đồng lúa bạt ngàn và dòng sông êm đềm. Tuy nhiên, khi nhìn vào đoạn trích, ta cũng có thể cảm nhận được tâm trạng của nhân vật Liên, một cô gái trẻ bị gánh vác những trách nhiệm của một người lớn. Cô phải trông coi đứa em trai nhỏ tuổi và đồng thời phải chịu đựng sự ghẻ lạnh, đàn áp của người chú kém tuổi và bị coi thường bởi người thân trong gia đình.
Bức tranh nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám được thể hiện một cách chân thực, sống động và chân thật. Những ngôi nhà tranh, những con đường đất, cánh đồng lúa và sông nước tạo nên một cảm giác bình yên, hòa nhã, thanh bình. Nhưng đồng thời, bức tranh cũng thể hiện nhiều khó khăn và bất công trong cuộc sống của người dân nông thôn. Những sự đàn áp, bức bách và coi thường của người lớn đối với trẻ em, đặc biệt là con gái, đã gây ra nhiều áp lực, đau khổ và sự khao khát thay đổi cuộc sống của những người trẻ.
Vì vậy, đoạn trích và bức tranh Phố Huyện trong “Hai đứa trẻ” thể hiện một cách chân thật và chân thực cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nó cho thấy sự đấu tranh vì cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn và tự do hơn của những người trẻ và đồng thời cũng phản ánh được sự yếu đuối, bất lực, và đau khổ của họ trước áp lực của xã hội và gia đình.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
8 giờ trước
09/09/2024
09/09/2024
09/09/2024
09/09/2024
Top thành viên trả lời