I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất:
[…] Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm:
- Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vưong hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
- Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm
việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng 1ệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoai Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.
(Trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Nguyễn Huy Tưởng).
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
A.Tự sự C. Biểu cảm
B. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2. Câu văn nào diễn tả suy nghĩ trong lòng Hoài Văn để chàng quyết định xuống bến gặp bằng được vua?
A. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.
B. Đứng mãi đây cho đến bao giờ?
C. Thôi thì liều một chết vậy.
D. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.
Câu 3. Câu văn nào diễn tả hành động quyết tâm gặp vua bằng mọi giá của Hoài Văn?
A. Không buông ra, ta chém!
B. Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
C. Cả A và B
D. Xin hãy cho ta được gặp bệ hạ.
Câu 4. Tại sao Hoài Văn lại muốn gặp vua?
A. Vì Hoài Văn và vua có mối quan hệ ruột thịt.
B. Vì Hoài Văn muốn tham gia nghị bàn việc nước.
C. Vì Hoài Văn muốn bày tỏ quan điểm và nói với vua “xin đánh” giặc chứ không cho giặc mượn đường.
D. Không có lí nào cả
Câu 5. Tại sao quân lính lại nể mặt Hoài Văn và cho chàng đứng trên bến Bình Than từ sáng?
A. Vì Hoài Văn là một vương hầu.
B. Vì Hoài Văn rất cứng cỏi.
C. Vì Hoài Văn là một người khó bảo.
D. Vì ai cũng sợ Hoài Văn chém.
Câu 6. Đoạn văn trên kể về thời điểm nào?
A. Khi Hoài Văn đang đứng trên bờ.
B. Khi Hoài Văn quyết định liều mạng để gặp được vua.
C. Khi Hoài Văn đã gặp được vua.
D. Khi Hoài Văn ra về.
II. VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ câu chuyện của Hoài Văn, em có cho rằng trong cuộc sống, người không tuân thủ quy định, luật lệ luôn đáng trách không? Vì sao? Câu 1 (5,0 điểm). Viết đoạn văn ( khoảng 7- 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.